Mạng xã hội nhiều lợi ích nhưng cũng nhiều “hiểm nguy”

GD&TĐ - Ngày 9/11, các em học sinh tại trường THCS Nam Từ Liêm (TP. Hà Nội) được tham gia chương trình tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật tại trường học với đại diện đến từ Công an TP. Hà Nội.

Cán bộ Công an TP Hà Nội giao lưu, tuyên truyền phổ biến pháp luật với học sinh.
Cán bộ Công an TP Hà Nội giao lưu, tuyên truyền phổ biến pháp luật với học sinh.

Phát biểu tại chương trình, Thượng tá Nguyễn Mạnh Tuấn - Phó Trưởng phòng Công tác Đảng và Công tác chính trị (Công an TP. Hà Nội) cho biết, qua buổi tuyên truyền của Công an thành phố, hi vọng sẽ trang bị cho các em học sinh những kiến thức cơ bản nhất về Luật An ninh mạng.

Thượng tá Nguyễn Mạnh Tuấn chia sẻ, hướng dẫn sử dụng mạng xã hội với các em học sinh.
Thượng tá Nguyễn Mạnh Tuấn chia sẻ, hướng dẫn sử dụng mạng xã hội với các em học sinh.

Đặc biệt, hướng dẫn sử dụng mạng xã hội an toàn, văn minh, đúng pháp luật và cách bảo mật thông tin cá nhân trên internet.

Trong khuôn khổ chương trình, Trung úy Thân Văn Pháp, cán bộ Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Công an TP Hà Nội) nhấn mạnh, mặc dù mạng xã hội có nhiều lợi ích như cung cấp thông tin, kết nối mọi người gần nhau hơn…

Tuy nhiên, Trung úy Phát cho rằng mạng xã hội như Facebook có một số tác hại trong đó có gây nghiện (thời gian sử dụng đối với các em học sinh chỉ nên sử dụng dưới 1 giờ đồng hồ/ngày).

Bên cạnh đó, anh Phát chia sẻ với các bạn học sinh, khi quá chú tâm vào việc cập nhật status (trạng thái) trên mạng xã hội thì sẽ gây mất tập trung.

Trong phần chia sẻ, Trung úy Pháp cũng lấy ví dụ Huấn “hoa hồng”, Khá “Bảnh”… trên mạng xã hội với những phát ngôn gây sốc, những clip phản cảm - cực kỳ nguy hiểm nếu không có sự kiểm soát.

Học sinh giao lưu tìm hiểu pháp luật với cán bộ Công an TP Hà Nội.
Học sinh giao lưu tìm hiểu pháp luật với cán bộ Công an TP Hà Nội.

Hay như người dùng có thể bị hack (đánh cắp) tài khoản Facebook, việc mất thông tin cá nhân có thể gây nhiều hệ lụy như bị lừa chuyển tiền, kẻ xấu nắm thông tin cá nhân (đường đi học, địa điểm hay đến…) dẫn đến nguy cơ bị bắt cóc hoặc lừa đảo.

Để tự bảo vệ mình và tuân thủ pháp luật, Trung úy Pháp khuyên các bạn học sinh chủ động bảo mật thông tin cá nhân, tránh nhấp chuột vào các đường link có thông tin gây sốc (ảnh nóng, clip nhạy cảm…).

"Bật bảo vệ 2 bước cho tài khoản mạng xã hội (làm theo hướng dẫn trên Google). Học sinh không đăng tải quá nhiều thông tin cá nhân (hình ảnh chụp gia đình, chia sẻ số điện thoại, email)….

Bên cạnh đó, xác thực thông tin trước khi copy (sao chép) các thông tin trên mạng internet, không được bêu xấu, bôi nhọ danh dự người khác trên các nhóm xã hội kín (group kín).  Cài phần mềm diệt virus như Kaspersky/BKAV Anti Virus/…", Trung úy Pháp nói.

Bà Hoàng Thị Yến, Hiệu trưởng Trường THCS Nam Từ Liêm phát biểu.
Bà Hoàng Thị Yến, Hiệu trưởng Trường THCS Nam Từ Liêm phát biểu.

Bà Hoàng Thị Yến, Hiệu trưởng Trường THCS Nam Từ Liêm mong muốn, sẽ có thêm các chương trình bổ ích như thế này để các em học sinh yên tâm học tập, vui chơi giải trí... trên không gian mạng. Hy vọng các bạn học sinh suy nghĩ và ghi nhớ những kiến thức mà các đồng chí công an giới thiệu trong chương trình để tránh những nguy hiểm trên mạng xã hội như Facebook.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...