1. Ở trong bụng mẹ, nếu là một bé gái thì đã có khoảng 6 triệu trứng trong buồng trứng nhưng khi chào đời, bé chỉ còn khoảng 2 triệu trứng.
Đây là trứng chưa trưởng thành và rất nhiều trong số đó sẽ không phát triển khi bé gái lớn lên.
Khi cô gái đến tuổi dậy thì sẽ còn khoảng 300 nghìn trứng và trong cả cuộc đời chỉ có khoảng 400 trứng thực sự trải qua quá trình rụng trứng.
2. Ngược lại, đàn ông được coi như một chiếc máy sản xuất tinh trùng. Một người đàn ông bình thường trung bình sẽ tạo ra khoảng 1.500 tinh trùng/giây.
Số tinh dịch trong một lần xuất tinh vào khoảng nửa thìa cà phê nhưng đừng nghĩ đó là một lượng nhỏ bởi chúng chứa tới 40-300 triệu tinh trùng. Và hãy nhớ rằng, chỉ cần một tinh trùng gặp 1 trứng là đã có thể tạo ra em bé.
Đàn ông được coi như một chiếc máy sản xuất tinh trùng.
3. Mỗi chu kỳ kinh nguyệt, một người phụ nữ có khoảng 25-30% cơ hội thụ thai.
4. Theo Health Canada, một phụ nữ 30 tuổi có 90% cơ hội thụ thai. Cơ hội này sẽ giảm xuống còn 77% ở tuổi 35 và 55% khi phụ nữ ngoài 40 tuổi.
5. 31% phụ nữ lần đầu làm mẹ ở đột uổi 30-34.
6. Một thai kỳ trung bình kéo dài 40 tuần, tương đương 280 ngày. Ngày dự sinh được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cộng với 40 tuần hoặc ngày thụ thai cộng với 38 tuần, nhưng thự tế thì chỉ có khoảng 5% trẻ chào đời đúng ngày dự sinh.
Hầu hết trẻ sơ sinh chào đời ở khoảng tuần thứ 37-41 thai kỳ.1/4 số trẻ được sinh ra sau tuần 41 – gọi là quá ngày dự sinh (chửa trâu). Trong trường hợp quá ngày dự sinh, mẹ có thể ăn nhiều hơn đồ cay nóng hoặc kích thích núm ti để kích thích chuyển dạ.
7. Một lần siêu âm thai thường kéo dài khoảng 30 phút. Bố mẹ có thể biết được giới tính của con qua siêu âm thai, chính xác nhất ở khoảng tuần thứ 16-20 thai kỳ.
8. Mức tăng cân chuẩn nhất với mẹ mang thai là từ khoảng 9-14kg. Số cân này bao gồm nhau thai, nước ối, mô ngực, máu, chất béo, tử cung và em bé.
9. Phụ nữ mang thai chỉ cần bổ sung thêm khoảng 300 calo mỗi ngày và nên chú ý lựa chọn calo từ thức ăn lành mạnh.
Mức tăng cân chuẩn nhất với mẹ mang thai là từ khoảng 9-14kg.
10. Khoảng 30% thai nhi chưa quay đầu ở tuần 30-32 thai kỳ nhưng bạn yên tâm, hầu hết các bé sẽ quay đầu để ở vị trí ngôi thai thuận, dễ dàng chào đời. Chỉ có khoảng 3% em bé chào đời ở vị trí ngôi thai ngược (trên 37 tuần).
11. Một ca sinh nở thường chia thành 3 giai đoạn. Giai đoạn chuyển dạ sớm (khi bụng bắt đầu đau nhẹ và cổ tử cung mở chậm 1-2 cm) thường kéo dài 6-12 giờ. Giai đoạn chuyển dạ tích cực (khi cổ tử cung mở nhanh đến 10cm) có thể kéo dài 2-3 giờ.
Và giai đoạn rặn đẻ cuối cùng sẽ diễn ra trong khoảng vài phút đến vài giờ tùy từng trường hợp. Vì vậy mẹ mang thai nên học cách rặn đẻ, quản lý cơn đau đẻ để sinh con dễ dàng nhất.
12. Vào năm 2012, theo số liệu thống kê tại Canada, có khoảng 27% trẻ chào đời bằng phương pháp đẻ mổ.
13. Một trẻ sơ sinh ra đời với cân nặng trung bình khoảng 3,3kg và dài 55cm.
14. Có khoảng 1 trong 6 cặp vợ chồng gặp khó khăn trong việc thụ thai (gọi chung là vô sinh).
15. Vô sinh được định nghĩa là khi một cặp vợ chồng có quan hệ tình dục bình thường, không áp dụng các phương pháp tránh thai trong một năm mà vẫn không thụ thai. Con số này là 6 tháng đối với cặp đôi trên 35 tuổi.