Mang thai ở tuổi vị thành niên: Những con số giật mình

Mang thai ở tuổi vị thành niên: Những con số giật mình

(GD&TĐ) - Hơn 1/3 số thanh niên Việt Nam chưa được tiếp cận các phương tiện tránh thai. Năm 2011, tỷ lệ có con trong nhóm dân số vị thành niên (VTN) là 46/1.000. Mang thai tuổi VTN không chỉ khiến các em phải từ bỏ ước mơ hoc hành mà còn phải đối mặt với nguy cơ về sức khỏe (sinh non, tiền sản giật, thậm chí tử vong)…

Nguy cơ tử vong cao

Nhìn đứa con gái mới học lớp 9 lóng ngóng không biết phải bế con, cho con bú thế nào, chị Tuyền (Hưng Yên) vừa thấy thương con, thương cháu lại giận con đánh mất tương lai vì một phút nông nổi không biết tự bảo vệ mình. Chị Tuyền chia sẻ: “Thấy con ngày càng phổng phao, tôi nghĩ đơn giản cháu đang tuổi ăn tuổi lớn. Nhưng đến khi thấy bụng con to bất thường, tôi đưa cháu đi khám… thì mới biết cháu mang bầu được 7 tháng”. Do thai quá lớn không thể phá nên gia đình chị Tuyên đành gửi con về quê, đợi cháu sinh mẹ tròn con vuông mới đón về nhà rồi tính tiếp.

Cũng có con “ăn trái cấm” ở tuổi trăng rằm, chị Nga (Tây Hồ, Hà Nội) “sốc” không thể nhìn mặt hay nói chuyện với con một thời gian. Tuy nhiên, khi thấy con loay hoay tìm cách tự lo cho bản thân, chị thấy thương và quyết định “sống chung với lũ”. Cũng may con gái chị phát hiện ra những bất thường của cơ thể và thú nhận với mẹ từ sớm nên mọi chuyện được hai mẹ con giải quyết gọn nhẹ. “Dù nhiều lần ra vào bệnh viện phụ sản nhưng chưa lần nào tôi lo sợ như lần này. Sợ vì cháu còn nhỏ không biết có đủ sức chịu được thủ thuật không. Sợ bị người quen nhìn thấy…”, chị Nga tâm sự.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến, VTN chiếm 1/5 dân số nước ta. Do một thời gian dài tập trung vào công tác giảm sinh (quan tâm đến đối tượng đã lập gia đình) nên chúng ta lơ là cung cấp dịch vụ cho VTN. Đây là lý do khiến nhiều VTN không được tiếp cận với phương tiện phòng tránh thai. Vì vậy, sức khỏe sinh sản VTN, quan hệ tình dục không an toàn và VTN mang thai là vấn đề nóng cần tập trung giải quyết trong thời gian tới.

Đầu tư vào trẻ em gái vị thành niên vì lợi ích tốt đẹp của các em Ảnh minh họa: Phan Hải
Đầu tư vào trẻ em gái vị thành niên vì lợi ích tốt đẹp của các em    Ảnh minh họa: Phan Hải

Gánh nặng của gia đình, xã hội

Thống kê của Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế), tỷ lệ VTN có thai trong tổng số người mang thai tăng liên tục qua các năm: Năm 2010 là 2,9%, năm 2011 là 3,1% và đến năm 2012 là 3,2% tương ứng với tỷ lệ phá thai ở lứa tuổi này là 2,2% (2010), 2,4% (năm 2011) và 2,3% năm 2012. Thứ trưởng Tiến khẳng định, VTN mang thai phải đối mặt với nguy cơ bệnh tật nhiều hơn người trưởng thành (sản giật, tiền sản giật, chảy máu). Bên cạnh đó, các  em còn phải đối mặt với những khó khăn, thách thức mà tự mình không thể giải quyết được, đặc biệt là thường phải lập gia đình khi còn nhỏ tuổi, phải mang thai và sinh con khi các em chưa thực sự trưởng thành về thể chất, tình cảm và chưa đủ trưởng thành về mặt xã hội để sẵn sàng làm mẹ.

Do mang thai khi cơ thể chưa phát triển toàn diện nên trẻ được  sinh ra từ bà mẹ VTN thường bị suy dinh dưỡng, thiếu máu. Làm mẹ ở tuổi trẻ con nên các em cũng không có kiến thức, điều kiện kinh tế để chăm sóc tốt cho con mình.

“Chúng ta phải đầu tư vào trẻ em gái VTN vì những lợi ích tốt đẹp nhất của các em. Các em được học tập và có sức khỏe tốt sẽ có cơ hội phát triển hết tiềm năng và được đáp ứng các quyền của mình. Các em sẽ kết hôn muộn hơn, trì hoãn thời gian sinh con, sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh hơn. Các em có thể giúp mình và gia đình của mình trong tương lai thoát khỏi đói nghèo”, ông Arthur Erken, Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam.

V. Văn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Giải pháp căn cơ

GD&TĐ - Giải pháp căn cơ vẫn là ưu tiên quỹ đất cho trường học, xây thêm trường...
Ông Trần Quí Thanh lãnh 8 năm tù.

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

GD&TĐ - Sáng 25/4, TAND TPHCM tuyên phạt 8 năm tù đối với bị cáo Trần Quí Thanh (Chủ tịch Tân Hiệp Phát) về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".