Mạng lưới cựu học viên ULIS đồng hành cùng sự phát triển của nhà trường

GD&TĐ - Ngày 27/3, tại hội trường Vũ Đình Liên đã diễn ra Đại hội Đại biểu Mạng lưới cựu người học Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội (ULIS) lần thứ I, nhiệm kỳ 2021-2026. 

Ban Chấp hành ra mắt Đại hội. Ông Nguyễn Lân Trung được bầu giữ chức Chủ tịch.
Ban Chấp hành ra mắt Đại hội. Ông Nguyễn Lân Trung được bầu giữ chức Chủ tịch.

Đại hội thu hút sự tham gia của 200 đại biểu, là sự kiện quan trọng của Nhà trường, đánh dấu bước mở đầu trong quá trình kết nối, xây dựng và phát triển Mạng lưới cựu người học ULIS. 

Đại diện lãnh đạo ĐHQGHN, Ban Giám hiệu; đại diện lãnh đạo các đơn vị. Đặc biệt, đại hội có sự góp mặt của những cựu người học các thời kỳ của Nhà trường cùng tham gia Đại hội. 

Phát biểu tại đại hội, ông Đỗ Tuấn Minh - Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: Mạng lưới cựu người học ULIS đã được thành lập vào ngày 24/12/2020. Đây là hoạt động ý nghĩa nằm trong dịp kỷ niệm 65 năm thành lập trường. Mạng lưới nhằm kết nối rất cả những người từng học tại ULIS, từ các bậc THCS, THPT, ĐH, SĐH đến các khóa học ngắn hạn. 

Ông Đỗ Tuấn Minh - Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ – Hà Nội.
Ông Đỗ Tuấn Minh - Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ –  Hà Nội.

“Đoàn tàu ULIS đã đi qua 65 ga, có những người tiếp tục trên tàu, có những người đã bước xuống nhưng tất thảy chúng ta đều mong muốn con tàu sẽ bước tiếp và hướng về phía các sân ga hạnh phúc. Sẽ thật tự hào khi chúng ta, các cựu người học ULIS gặp nhau và nhận ra nhau ở một nơi nào đó. Trường của chúng ta chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển và luôn mong mỏi các cựu sinh viên hạnh phúc, đồng hành cùng Nhà trường“, Hiệu trưởng khẳng định.

Đại hội Đại biểu Mạng lưới cựu người học ULIS lần thứ I đã khép lại với quyết tâm triển khai các nhiệm vụ đề ra, đồng hành cùng sự phát triển của Nhà trường.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tăng thực hành giúp học viên nâng cao tay nghề, đáp ứng yêu cầu nhà tuyển dụng.

Đào tạo nghề song song học văn hóa: Hướng đi mới

GD&TĐ - Trong bối cảnh nhiều sinh viên đại học tốt nghiệp vẫn loay hoay tìm việc, thì hàng trăm thanh niên dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk lại tìm được hướng đi rõ ràng từ sớm nhờ học nghề kết hợp học văn hóa.

Minh họa/INT

Vai trò của đọc hiểu

GD&TĐ - Đọc hiểu giữ vai trò trung tâm, là chiếc cầu nối giúp học sinh tiếp cận, giải mã và cảm nhận sâu sắc các giá trị tư tưởng, nghệ thuật của văn bản.