Mang bệnh tim, cô giáo vẫn không rời bục giảng

GD&TĐ - Mặc dù mắc bệnh tim hàng chục năm nay, chồng lại vừa qua đời vì bệnh hiểm nghèo, nhưng cô giáo Trịnh Thị Thơ (45 tuổi, quê huyện Yên Định, Thanh Hóa) vẫn gắn bó suốt 17 năm nay với lớp lớp học sinh tiểu học ở xã vùng cao Trí Nang, huyện miền núi Lang Chánh (Thanh Hóa).

Mang bệnh tim, cô giáo vẫn không rời bục giảng

Tốt nghiệp Trường Trung cấp sư phạm Thanh Hóa, năm 2001, cô giáo Trịnh Thị Thơ đã tình nguyện xung phong lên dạy học ở xã vùng cao Trí Nang. Ngày đó đường sá đi lại còn khó khăn, hàng ngày cô Thơ phải đi bộ 5km đường rừng từ trường chính ở trung tâm xã đến dạy học trong khu lẻ ở bản Năng Cát, xã Trí Nang. Suốt 6 năm từ 2001 - 2007, bước chân của cô giáo Thơ đã gắn bó trên những cung đường đồi núi, con suối, con khe nơi vùng cao này, để đem cái chữ đến với trẻ em dân tộc Thái ở bản Năng Cát.

Gắn bó với vùng đất Lang Chánh nên cô Thơ quyết định ở lại cống hiến và cũng lập gia đình trên vùng đất khó này. Tuy nhiên, điều kiện gia đình cô Thơ cũng khó khăn do chồng cô thường xuyên đau ốm. Năm 2010, cô giáo Thơ thấy trong người mệt mỏi, sức khỏe cứ giảm sút dần. Đi khám ở bệnh viện, cô giáo Thơ mới phát hiện mình bị bệnh hở, hẹp van tim hai lá, ba lá. Lúc đó, bác sỹ khuyên cô nên sớm phẫu thuật tim khi còn trẻ, tỷ lệ thành công cao, đảm bảo cho sức khỏe sau này. Do hoàn cảnh khó khăn, chồng ốm yếu, con cái còn học hành, nên cô Thơ chỉ lấy thuốc trị bệnh tim về uống.

Tháng 9/2015, gia đình cô Thơ thu hoạch 3 ha cây keo, bán được hơn 100 triệu đồng. Gia đình định dùng số tiền này để cô Thơ đi phẫu thuật tim thì chồng cô lại phát hiện bị bệnh ung thư phổi. Số tiền dành dụm cùng tài sản trong nhà vơi dần theo căn bệnh ung thư quái ác của chồng cô. Cách đây hơn 1 tháng chồng cô Thơ đã qua đời.

Cô Thơ tâm sự: Do bệnh tim nên tôi không làm được việc nặng, chồng tôi lại bị bệnh hiểm nghèo chạy chữa nhiều nơi, tốn kém nhiều tiền của mà không qua khỏi. Đến nay, kinh tế gia đình đã kiệt quệ, vì vậy dự định phẫu thuật tim của tôi vẫn chỉ là dự định. Hiện nay, tôi vẫn đang điều trị bằng thuốc uống tại nhà.

“Có những lúc tôi như đã gục ngã, buông xuôi, nhưng nỗi nhớ trường, nhớ lớp, nhớ các em học sinh cùng sự động viên của bạn bè, đồng nghiệp đã giúp tôi đứng dậy, đứng vững tiếp tục sống và cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Hiện nay, mong ước lớn nhất của tôi là có sức khỏe, để nuôi nấng, dạy dỗ con cái khôn lớn và để tiếp tục được đứng trên bục giảng, mang cái chữ đến cho trẻ em nghèo xã Trí Nang” - Cô giáo Thơ chia sẻ.

Nói về cô giáo Trịnh Thị Thơ, ông Lê Minh Thư - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Lang Chánh - cho biết: “Mặc dù trong cơ thể đang mang bệnh tim, điều kiện gia đình khó khăn, nhưng cô giáo Thơ chưa bao giờ bỏ bê một tiết dạy nào tại trường. Suốt 17 năm qua, cô Thơ luôn là giáo viên nhiệt tình với công việc, gắn bó, thương yêu học trò hết mực, hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn”.

Hai năm trở lại đây, từ khi chồng cô Thơ mắc bệnh hiểm nghèo rồi qua đời, kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn vì phải dành số tiền lớn chạy chữa bệnh cho chồng. Trước hoàn cảnh của gia đình cô giáo Thơ, Phòng GD&ĐT huyện và Trường Tiểu học Trí Nang nhiều lần kêu gọi cán bộ, giáo viên dành tiền lương, đóng góp để hỗ trợ, chia sẻ bớt khó khăn với gia đình cô Thơ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ Ukraine trong một cuộc tập trận tại thao trường Yavoriv, phía tây Ukraine.

NATO hưởng lợi trong chiến sự

GD&TĐ - Binh sĩ Ukraine bị Nga bắt giữ tiết lộ các huấn luyện viên NATO cố gắng học hỏi lực lượng Kiev khi huấn luyện những người này.