Mách chị em “tuyệt chiêu” luộc tất cả các loại thịt thơm ngon, hấp dẫn hơn cả ngoài hàng

GD&TĐ - Thịt luộc là món ăn ngon và hấp dẫn nhưng không phải ai cũng biết chế biến. Dưới đây là cách luộc các loại thịt ngon các chị em nội trợ nên tham khảo.

(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

Thịt gà

Gà chọn con không quá già. Trước khi luộc cần được sơ chế sạch, xát muối và dấm kĩ ở vùng da để loại bỏ mùi hôi và chất bẩn..
Nhiều người lầm tưởng cách luộc gà giống như cách luộc thịt lợn, nước sôi mới cho gà vào sẽ khiến da gà dễ bị nứt, gà chín kĩ bên ngoài mà còn sống bên trong. Chính bởi vậy, để luộc gà ngon, ta nên luộc gà từ khi nước còn lạnh, lúc này thịt sẽ chín đều từ trong ra ngoài.
Thời gian luộc gà lý tưởng là trong khoảng 20-30 phút. Tùy thuộc vào con gà của bạn to hay nhỏ, thời gian có thể lâu hơn. 
  • Không nên để nước sôi to liên tục khi luộc gà vì nước cạn nhanh mà gà vẫn chưa chín, chưa kể đến việc đùi gà dễ bị co lại, nứt khỏi da, trông không được đẹp mắt. Sau khi nước sôi khoảng 5 phút, bạn vặn nhỏ gas hết cỡ, để trong 5 phút nữa rồi tắt và đậy vung kín chừng 20 phút. Bạn có thể dùng đũa chọc vào gà, nếu đũa đâm xuyên dễ dàng, nước ứa ra không có màu đỏ là đã chín.
  •  
  • Đến lúc gà nguội hẳn mới lấy ra đĩa. Nếu không, da gà sẽ bị khô và xỉn màu. Sau đó, để thịt ráo nước một chút, dùng củ nghệ, giã nhỏ vắt lấy nước trộn với mỡ gà đã thắng quét một lớp lên da, da gà sẽ có màu vàng bóng và căng mượt, trông rất hấp dẫn.

Thịt vịt 

(Ảnh: Internet)

Luộc vịt không cần cầu kì nhưng đặc điểm của thịt vịt là dễ bị dai. Vậy luộc vịt như thế nào là chuẩn ngon:

Chọn thịt vịt còn tươi sống, không chọn con vịt già. Một số người giảm độ dai cho vịt già bằng cách ướp thịt vịt bằng nước quả lê khoảng 10 phút trước khi luộc. Có người cho vào nồi luộc vài con ốc, hoặc ít tủy heo, đun sôi lăn tăn một chút rồi tắt bếp, ngâm tiếp.

Da vịt hôi hơn da gà rất nhiều, chính bởi vậy, bạn cần chú ý kĩ khâu sơ chế vịt. Vịt làm sạch, bóp qua bóp lại vài lần muối tinh với giấm gạo để loại bỏ hết chất bẩn và mùi hôi.

Trái với cách luộc gà, để thịt vịt mềm, bạn nhớ đun sôi nước rồi mới cho vịt vào, thêm vài hạt muối tinh cho vịt đậm đà. Khi nồi nước sôi hạ nhỏ lửa để nồi sủi lăn tăn. Muốn biết thịt vịt chín hay không bạn dùng đũa chọc vào thịt vịt, nước hồng từ thịt không còn ra nữa tức là vịt đã chín. Thời gian luộc vịt lý tưởng là 25-30 phút đối với con vịt khoảng 1,5kg, còn nặng hơn thì thời gian lâu hơn.

  • Vịt không nên vớt ra để nguội mà để nguội ngay trong nồi, thịt sẽ mềm ngon hơn rất nhiều. Có nhiều người chia sẻ cách làm mềm thịt vịt là ngâm vịt vào nước quả lê, thịt vịt cũng ngọt thơm hơn.

Thịt heo

(Ảnh: Internet)

Cho thịt vào xoong, đổ nước lạnh ngập miếng thịt 2-3 cm. Đun to lửa cho sôi lên 1 phút rồi bắc ra ngoài đổ nước luộc thịt đầu tiên này đi, rửa sạch miếng thịt và xoong dưới vòi nước lạnh. Tiếp tục cho thịt và nước vào đun sôi như lần 1.
Nấu nồi nước trong đó có bỏ một ít giấm và một ít muối, đợi nước sôi thì thả miếng thịt vào. Để sôi khoảng 3 phút thì đổ hết nước đó và rửa miếng thịt cho thật sạch.
Vặn to lửa cho nước luộc thịt sôi, thả hành tím thái lát nhỏ vào nồi. Sau đó lần lượt cho 1 chút 1 thía cà phê bột canh, ½ thìa cà phê mì chính, ½ thìa cà phê đường vào nồi nước luộc thịt đang sôi. Từ từ hạ lửa nhỏ cho sôi lăn tăn.
Thời gian luộc lâu hay không còn tùy thuộc vào miếng thịt của bạn nhỏ hay to.
Nếu gặp phải miếng thịt heo hôi, khi luộc, bạn cho vào thịt một củ hành đập dập hoặc 1 ít rượu trắng trước khi vớt thịt ra. Thịt sẽ được khử hết mùi hôi và thơm ngon hơn.
  • Ngoài ra, để thịt mềm và thơm ngon hơn bạn có thể thêm giấm gạo vào trong quá trình luộc theo cách được hướng dẫn tại đây.
  • Thêm vào đó, việc hớt bọt thường xuyên sẽ làm cho nước luộc trong, từ đó làm thịt sạch và đỡ hôi hơn.

Thịt bò

(Ảnh: Internet)

Món thịt bò rất ít khi được đem luộc để ăn. Tuy nhiên, với bắp bò luộc hoặc món thịt bò cuốn lá cải thì các bà nội trợ vẫn thường hay gặp vấn đề thịt sau khi luộc xong có vị gây và khó ăn hơn thịt lợn.

  • Để khử mùi của thịt bò, các chị em nên làm theo phương pháp sau: Nướng một củ gừng cho chín, sau đó cạo lớp vỏ cháy, giã nhuyễn gừng và xát lên thịt bò, sau đó xả lại bằng nước lạnh. Cuối cùng các bạn chỉ việc cho thịt vào luộc chín rồi đem cuốn lá cải và thưởng thức.

Thịt dê

(Ảnh: Internet)

Thịt dê được chế biến thành nhiều các món ăn ngon và hấp dẫn. Tuy nhiên, thịt dê lại hơi có mùi gây nên khi chế biến các bạn cần lưu ý khử sạch mùi gây của nó.

Theo kinh nghiệm chia sẻ của nhiều người, bạn có thể lấy một ít giấm hoặc vắt hai trái chanh vào bát thịt dê, cho thêm một ít dầu ăn, trộn đều và đem cất trong tủ lạnh trong vài giờ đồng hồ, mùi dê sẽ bớt đi.

Cách khác là dùng quế để khử bớt mùi dê hoặc lúc nấu thịt cho sôi thì vớt bỏ bớt mỡ. Một vài nơi lại khử mùi dê bằng cách bóp thịt với chút rượu trắng có trộn gừng bằm nhuyễn rồi xả lại bằng nước lạnh. Cũng có người dùng bia để khử mùi.

  • Một cách khác là có thể trụng sơ thịt trong nồi nước sôi có thêm vài nhánh sả hoặc 1-2 khúc mía.

Cách luộc thịt cá

Hiếm người ăn cá luộc vì nghĩ thịt cá nhạt, không có gì ấn tượng. Thế nhưng, nhiều vùng ở Việt Nam làm thịt cá luộc rất ngon, bạn nên học thử theo công thức dưới đây.

Cá chọn con tươi, cá luộc ngon mà ít xương nhất là cá mè, cá chim...

Sơ chế sạch cá, sau đó ướp cá với xíu bột canh hoặc hạt nêm cho đậm đà, để ướp 15 phút.

  • Cho cá vào nồi, thêm sả và gừng đập dập, ½ bát nhỏ rượu trắng rồi đun sôi khoảng 2-3 phút, sau đó cho nhỏ lửa đun liu riu cá khoảng 20 phút là cá chín.

Trước khi cho ra đĩa rắc rau thìa là lên cá. Cá luộc chấm với nước mắm chanh tỏi ớt là chuẩn ngon.

Theo Khỏe và Đẹp

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.