Mách bạn những mẹo kiểm tra chất lượng trứng gà

GD&TĐ - Các bà nội trợ nên lưu lại và áp dụng những mẹo kiểm tra chất lượng trứng gà ngay cả trong siêu thị, ngoài chợ để có được nguồn trứng chất lượng tốt nhất dùng cho gia đình.

Mách bạn những mẹo kiểm tra chất lượng trứng gà

Có những lúc bạn phải ngậm ngùi bỏ đi một bát trứng gà vì trót đập vào đó một quả trứng đã bị hỏng. Hãy thử những mẹo kiểm tra chất lượng trứng gà qua chia sẻ dưới đây để tránh gặp phải trường hợp trớ trêu như vậy nhé.

1. Kiểm tra hạn sử dụng

Cách kiểm tra hạn sử dụng trên hộp là cách dễ dàng nhất để xem trứng còn có thể sử dụng được nữa không. Chẳng hạn như ở Hoa Kỳ, trứng sẽ được đóng gói và ghi hạn sử dụng cẩn thận tùy thuộc vào các tiểu bang và trứng được khuyến cáo nên sử dụng sau 30 ngày kể từ ngày được đóng gói.

Chất lượng trứng sẽ không còn tươi được như ban đầu sau ngày hết hạn. Nhưng nếu biết cách bảo quản cẩn thận để có thể ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn thì chúng vẫn có thể sử dụng được trong một vài tuần.

2. Kiểm tra bằng cách ngửi

Để biết được liệu một quả trứng có thể sử dụng được nữa không, cách đơn giản và đáng tin cậy nhất là trực tiếp ngửi vào trứng.

Trứng vẫn có thể sử dụng được nếu như trứng có mùi bình thường, nhưng bạn nên sử dụng càng sớm càng tốt. Còn nếu như trứng có mùi kì lạ, khó chịu thì chứng tỏ trứng đã có vấn đề. Bạn hãy đập trứng ra bát và ngửi thử để có thể khẳng định chắc chắn hơn.

Hãy vứt trứng đi ngay nếu phát hiện có mùi hôi và tiến hành rửa bát đựng thật sạch bằng nước rửa bát sau đó tráng bằng nước nóng để khử trùng.

3. Kiểm tra bằng mắt

Mach ban nhung meo kiem tra chat luong trung ga

Quan sát thật kỹ quả trứng cũng đánh giá được phần nào chất lượng trứng

Bạn cũng có thể kiểm tra chất lượng trứng gà bằng cách dùng mắt để kiểm tra, đây là cách khá tiện lợi cho các chị em nội trợ có thể nhận biết được trứng còn tốt hay không.

Bạn hãy xem tình trạng bên ngoài vỏ trứng có vết sẹo, có bị nứt hoặc có bột hay không. Vì sự xuất hiện của vết nứt vỡ có thể báo hiệu sự hiện diện của các loại vi khuẩn xâm nhập, còn nếu xuất hiện chất bột trên vỏ báo hiệu tình trạng trứng có thể đã bị mốc.

4. Kiểm tra trứng trong nước

Cách này được xem là khá phổ biến để xem chất lượng trứng còn tươi hay không, hoặc có thể xác định tuổi trứng thụ tinh đang phát triển thành gà con.

Để thực hiện, bạn hãy chuẩn bị một nồi hoặc một bát nước và nhẹ nhàng đặt trứng vào trong đó. Nếu trứng chìm có nghĩa là trứng vẫn còn rất tươi mới, nếu trứng trôi nổi hay tròng trành thì chứng tỏ trứng đó đã bị cũ. Tùy thuộc vào tuổi ngày của trứng mà sẽ có những trạng thái lơ lửng trong nước khác nhau.

Mach ban nhung meo kiem tra chat luong trung ga

Dùng nước cũng kiểm tra được trứng còn tươi hay không

Các nhà nghiên cứu đã giải thích cho điều này rằng khi trứng để lâu, túi khí nhỏ bên trong quả trứng sẽ phát triển lớn hơn khi nước được giải phóng, và thay vào đó chính là không khí. Trứng sẽ trôi nổi lơ lửng trong chậu nước khi túi khí đủ lớn.

Điểm hạn chế của phương pháp này đó là nó chỉ cho bạn biết trứng còn tươi hay không, chứ nó không cho bạn biết được trứng còn ăn được hay đã hỏng. Thậm chí, trong một vài quả trứng dù chìm xuống dưới nhưng chất lượng lại cực kì tệ, trong khi một vài quả trứng nổi vẫn có thể ăn bình thường được.

5. Soi trứng

Mẹo soi trứng này bạn có thể áp dụng ngay tại nhà và nó giúp bạn đáng giá chất lượng của trứng, cũng như có thể nhận biết được sự phát triển của gà con.

Để thực hiện cách này, bạn hãy vào trong phòng tối, hoặc đặt trứng vào giữa lòng bàn tay khum lại để tạo không gian tối. Sau đó, soi trứng bằng cách dùng một nguồn sáng như đèn pin hoặc ánh sáng mặt trời. Điều này sẽ giúp bạn có thể xem phần màng trứng là lớn hay nhỏ, phần màng càng mỏng thì là trứng mới với chất lượng tốt hơn.

Cũng giống như mẹo kiểm tra chất lượng trứng trong nước, phương pháp này cũng không giúp bạn có thể biết được quả trứng đó đã ung hỏng hay chưa đâu nhé.

Việc áp dụng những mẹo kiểm tra chất lượng trứng gàđược chia sẻ ở trên, sẽ giúp cho bạn luôn có được trứng gà chất lượng cao để dùng hàng ngày.

Theo Chuyên đề Sức khỏe gia đình

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ