Không dùng dầu đậu nành để xào nấu
Một thực nghiệm nghiên cứu của 4 loại dầu hay dùng: dầu đậu nành, dầu hạt cải, dầu ngô, dầu lạc ở Trung Quốc cho thấy, về thành phần các chất độc hại, dầu đậu nành sinh ra nhiều loại chất có hại nhất như: undecane, dodecane, octadecane, eicosane, toluene, xylene, styrene vv, mức độ vượt xa 3 loại dầu còn lại, tiếp theo đó là dầu hạt cải.
Chất có hại và nồng độ sinh ra trong dầu lạc và dầu ngô khá ít. Undecane, dodecane, octadecane, eicosane và alkan là các chất sinh ung thư; toluene, xylene gây độc hại cho thận và cơ quan sinh sản; styrene gây tổn hại ADN.
Không nên dùng dầu ở nhiệt độ cao
Nhiệt độ cao không những phá huỷ thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm mà còn sản sinh ra peroxide và các chất gây hại cho sức khỏe. Khi nhiệt độ vượt quá “điểm bốc khói” của dầu ăn, dầu sẽ bị cháy, bốc khói và có mùi khét. Vì vậy, tốt nhất là sử dụng nhiệt độ vừa phải khi nấu nướng, đặc biệt là khi chiên rán, để thực phẩm chín sâu và dầu không bị cháy.
Nếu bạn có thói quen xào nấu thực phẩm khi thấy dầu sôi, bốc khói thì nên đổi cách làm đúng là để cho chảo thật nóng, sau đó mới cho dầu vào, tiếp đến cho luôn cả thực phẩm cần nấu.
Nên luộc qua thực phẩm trước khi xào
Lí do là khi luộc xong trên bề mặt thực phẩm có một tầng nước, có thể ngăn cách dầu thâm nhập vào.
Bảo quản dầu ăn đúng cách
Người dùng nên bảo quản dầu ăn ở nơi thoáng mát, cách xa nguồn nhiệt và ánh sáng. Ngoài ra, có thể trữ dầu ăn vào lọ sành, chai thủy tinh sạch, khô ráo, nắp kín. Nếu có nước trong lọ, nước bên ngoài lọt vào, hoặc vi khuẩn cùng không khí thâm nhập vào sẽ làm dầu ăn chóng hỏng. Không nên bảo quản dầu ăn trong lọ bằng kim loại vì chúng thường làm cho dầu bị hỏng.