Mắc bệnh ưa… chảy máu

GD&TĐ - Thông thường, một người làm bếp hoặc gọt trái cây chẳng may bị đứt tay, không quá khó khăn để cầm máu.

Gặp người mắc bệnh ưa… chảy máu mà bị đứt tay, chân… sau khi vệ sinh và sát khuẩn cần dùng băng ép để cầm máu. Ảnh minh họa.
Gặp người mắc bệnh ưa… chảy máu mà bị đứt tay, chân… sau khi vệ sinh và sát khuẩn cần dùng băng ép để cầm máu. Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, cũng có những người lại rất vất vả trong việc này, thậm chí máu chảy rỉ rả mãi không dừng. Đó là những người mắc bệnh ưa… chảy máu!

Mang tính di truyền

Hemophilia là tên gọi chuyên môn của bệnh ưa… chảy máu. Đây là một bệnh về máu, mang tính di truyền. Bệnh chỉ gặp ở nam giới mà không gặp ở nữ giới. Nghĩa là, người mẹ mang gien gây bệnh Hemophilia, nhưng không có biểu hiện bệnh này. Khi sinh con trai, người mẹ đã truyền cho con gien này và biểu hiện ra thành bệnh.

Căn nguyên gây ra bệnh Hemophilia là hậu quả của việc thiếu hụt một thành phần protein đặc biệt, gọi là thiếu yếu tố đông máu cần thiết cho quá trình đông máu bình thường. Đông máu là một quá trình chuyển máu từ thể lỏng sang thể đặc.

Bình thường trong máu và trong mô có các chất chống đông và các chất gây đông máu ở dạng tiền chất, không có hoạt tính. Nhưng khi mạch máu bị thương tổn, sẽ hoạt hóa ngay lập tức các chất gây đông, tạo ra một phản ứng dây chuyền giúp cho máu đông lại tại vị trí bị tổn thương.

Ban đầu là cục máu đông tạm thời, sau đó chuyển thành cục máu đông vĩnh viễn, giúp hàn gắn các lỗ thủng của mạch máu, giữ không cho máu chảy ra ngoài cơ thể. Có đến 13 yếu tố đông máu và hàng chục thành phần liên quan khác tham gia vào quá trình đông máu, nên về nguyên tắc thì khi thiếu bất cứ yếu tố nào, thành phần nào cũng có thể gây ra bệnh ưa… chảy máu.

Các nhà chuyên môn phân loại bệnh ưa… chảy máu dựa vào yếu tố nào bị thiếu hụt, trong đó có các thể bệnh Hemophilia thường gặp như:

- Hemophilia A: Do thiếu yếu tố VIII, là thể bệnh hay gặp nhất.

- Hemophilia B: Do thiếu yếu tố IX, tỉ lệ mắc xếp ngay sau Hemophilia A

- Hemophilia C: Do thiếu yếu tố XI. Thể này thường có biểu hiện nhẹ hơn và tiên lượng tốt hơn Hemophilia A và B. Tỉ lệ mắc thấp, khoảng 5%.

Với những gia đình có yếu tố di truyền mắc căn bệnh này, có thể xét nghiệm chẩn đoán bệnh cho thai nhi ngay từ trong bụng mẹ. Nhưng nhìn chung, ở Việt Nam, bệnh thường được phát hiện muộn hơn sau khi trẻ ra đời hoặc khi đã lớn.

Hemophilia là tên gọi chuyên môn của bệnh ưa… chảy máu - bệnh chỉ gặp ở nam giới mà không gặp ở nữ giới. Ảnh minh họa.

Hemophilia là tên gọi chuyên môn của bệnh ưa… chảy máu - bệnh chỉ gặp ở nam giới mà không gặp ở nữ giới. Ảnh minh họa.

Các dấu hiệu thường gặp

Những người mắc bệnh ưa… chảy máu, do thiếu hụt một trong các yếu tố tạo ra sự đông máu nên khi bị va chạm mạnh hay bị vết thương, thậm chí là tự nhiên máu trong cơ thể cũng có thể chảy ra không ngừng. Nếu không được điều trị kịp thời và thích hợp thì người bệnh có thể bị chảy máu đến chết.

Ngoài biểu hiện chảy máu ra bên ngoài thấy được, người bệnh còn bị chảy máu trong các khớp xương, nội tạng hoặc trong não, gây ra những bệnh cảnh phức tạp khó lường trước được các hậu quả.

Người không may mắc phải căn bệnh này thường được cha mẹ, người thân hoặc người nuôi dưỡng nghi ngờ từ lúc còn rất nhỏ, khi bắt đầu biết đi chập chững và té ngã. Sau những lần va chạm hoặc bị vết thương nhỏ thì xuất hiện mảng tím bầm hay máu chảy kéo dài. Nếu được thăm khám sớm và làm các xét nghiệm máu sẽ phát hiện được bệnh từ những nghi ngờ trên.

Hướng điều trị và cách sơ cấp cứu

Cách sơ cấp cứu

Gặp người mắc bệnh ưa… chảy máu mà bị đứt tay, chân hoặc vết thương chảy máu do bị cào xước, sau khi vệ sinh và sát khuẩn cần dùng băng ép để cầm máu. Đối với những vùng xuất huyết nhỏ dưới da vì va chạm hoặc tự nhiên xuất hiện có thể dùng nước đá để chườm tại chỗ.

Sau khi sơ cứu, cần theo dõi chặt chẽ. Nếu máu vẫn tiếp tục chảy hoặc có bất cứ dấu hiệu nào nghi ngờ nặng hơn, phải đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, xác định và điều trị kịp thời, có hiệu quả.

Để điều trị bệnh ưa… chảy máu, bệnh nhân được truyền yếu tố thiếu hụt từ các chế phẩm của máu.

Đến nay, việc điều trị vẫn còn gian nan, mang tính tình thế, chứ không điều trị dứt điểm được, vì liên quan đến yếu tố di truyền nằm trong bộ nhiễm sắc thể.

Những người mắc bệnh ưa… chảy máu cần tự phòng chảy máu bằng cách tránh các vận động mạnh và không để xảy ra các chấn thương hoặc vết thương làm chảy máu.

Người thân, bạn bè và những người chung quanh cần hết sức thông cảm và chia sẻ với nỗi khổ bệnh tật mà người bệnh đang mang thường xuyên trong người. Cần chia sẻ những công việc nặng nhọc và tránh cho họ sự va chạm.

Bởi mọi sự va chạm mạnh và mọi vết thương dù lớn hay bé cũng sẽ làm cho họ không chỉ dễ dàng chảy máu mà còn chảy rất khó cầm. Luôn nhớ rằng, họ là người đang mắc bệnh ưa... chảy máu.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...