Ma-rốc sẽ trở thành siêu cường trong tương lai!

Ma-rốc đang xây dựng nhà máy điện mặt trời lớn nhất thế giới, cung cấp điện cho hàng triệu dân, với mục tiêu trở thành siêu cường quốc về năng lượng tự nhiên này.

Ma-rốc sẽ trở thành siêu cường trong tương lai!

Nhà máy liên hợp điện mặt trời Noor rộng 30km2 đang được xây dựng tại ngoại vi thành phố Ouarzazate, thuộc miền Trung Ma-rốc (Morocco), nơi được mệnh danh là cánh cửa vào sa mạc Sahara.

 Bên ngoài nhà máy liên hợp Noor khi đang xây dựng. Ảnh CNN

Bên ngoài nhà máy liên hợp Noor khi đang xây dựng. Ảnh CNN

Nhà máy liên hợp Noor (Noor trong tiếng Arab nghĩa là Ánh sáng) là một phần trong kế hoạch đưa Ma-rốc trở thành quốc gia sử dụng 1/2 điện từ năng lượng tái tạo sau 5 năm nữa.

Đến năm 2018, nhà máy liên hợp Noor sẽ đủ khả năng cung cấp điện cho 1,1 triệu dân Ma-rốc.

Nhà máy liên hợp Noor là tổ hợp 4 nhà máy điện mặt trời công suất lớn, trị giá 9 tỷ USD.

Nhà máy số 1 đã đi vào hoạt động từ tháng 11/2015, có 500.000 tấm gương thu ánh sáng mặt trời, với công suất 160 MW điện/năm.

Nhà máy số 2 và số 3 dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm 2017.

Dự kiến, năm 2020, nhà máy số 4 sẽ đi vào vận hành. Khi đó, tổng diện tích gương mặt trời lắp đặt tại liên hợp Noor sẽ bằng diện tích thủ đô Rabat (117 km2) của Ma-rốc.

Liên hợp Noor là nhà máy điện mặt trời lớn nhất thế giới với công suất 580 MW/năm.

Như vậy, công suất của nó đã vượt nhà máy quang năng lớn nhất hiện nay là Solar Star đặt tại Rosamond, bang California, Mỹ, với công suất 579 MW/ năm.

 Các tấm gương thu ánh sáng mặt trời theo công nghệ tập trung năng lượng mặt trời. Ảnh: CNN

Các tấm gương thu ánh sáng mặt trời theo công nghệ tập trung năng lượng mặt trời. Ảnh: CNN

Ông Inger Andersen – Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới khu vực Trung Đông và Bắc Phi, cho biết: “Ma-rốc đang chiếm ưu thế.

Trong khi các khu vực khác mới bắt đầu suy nghĩ về chương trình năng lượng tái tạo, các khu liên hiệp Noor đã đi vào hoạt động và đang trong quá trình xây dựng”.

Liên hợp Noor sử dụng công nghệ tập trung năng lượng mặt trời, cho phép tích trữ năng lượng cho cả ban ngày và ban đêm. Vì thế, chi phí lắp đặt nó cao hơn các tấm điện quang thông thường.

Công nghệ tập trung năng lượng mặt trời dùng các tấm gương cao 12m được kết nối với nhau bằng hệ thống đường ống thép như "giải pháp truyền nhiệt" nóng 400 độ C tới động cơ nhiệt.

Nhiệt lượng mặt trời sẽ được hòa với nước bằng động cơ nhiệt để tạo thành hơi nước làm chuyển động các tua bin tạo ra điện.

Dự án xây dựng nhà máy liên hợp điện mặt trời Noor do vua Mohammed VI chính thức phát động vào năm 2013, nhằm làm giảm thải 700.000 tấn khí carbon/ năm và làm sản sinh ra thêm năng lượng sạch.

 Vua Mohammed VI xem sa bàn mô hình nhà máy liên hợp điện mặt trời Noor. Ảnh: CNN

Vua Mohammed VI xem sa bàn mô hình nhà máy liên hợp điện mặt trời Noor. Ảnh: CNN

Ma-rốc có địa hình đồi núi quanh co nên nguồn năng lượng cung cấp chủ yếu đến từ năng lượng hóa thạch nhập khẩu (khoảng 97%).

Do không tự túc được nguồn cung cấp điện nên hàng vạn người dân Ma-rốc sống ở nông thôn không được tiếp xúc với điện.

Các lãnh đạo quốc gia này hy vọng đến năm 2020 sẽ tự đáp ứng được 42% nhu cầu điện bằng nguồn năng lượng sạch, trong đó 14% là năng lượng mặt trời.

Ngoài ra, Ma-rốc còn có trang trại gió Turfaya với 131 tua bin gió – là nhà máy điện gió lớn nhất lục địa.

Điện gió là nguồn năng lượng tái tạo vô tận được Tập đoàn Ernst and Young chú trọng đầu tư khai thác.

Theo Trí thức trẻ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ