Ly sữa ngọt với trẻ em vùng cao

GD&TĐ - Trong thời buổi kinh tế xã hội như hiện nay, chắc hẳn hình ảnh một đứa trẻ uống 1 hộp sữa tươi hay 1 ly sữa trắng thơm ngậy không còn là lạ, việc lựa chọn sữa cho con em mình trong gia đình cũng như trường học cũng được lựa chọn kỹ càng, cẩn thận hơn. Thế nhưng đối với những trẻ em vùng cao, vị thơm ngon, ngọt, béo của những ly sữa vẫn còn là rất xa lạ và hiếm khi được thưởng thức.

Ly sữa ngọt với trẻ em vùng cao

Nhớ lại những năm 2012 - 2013 khi mới về công tác tại trường vùng cao, nhờ kết nối được với những nhà hảo tâm mà học sinh tại trường được quan tâm hơn rất nhiều. Có lẽ trong cuộc đời làm giáo dục sẽ có rất nhiều, rất nhiều những hình ảnh, những tình huống để lại dấu ấn đến mãi về sau này và hình ảnh những đứa trẻ với đôi mắt ngơ ngác có chút tò mò, có chút rụt rè, có chút xa lạ khi trên tay cầm 1 hộp sữa từ những nhà hảo tâm. Hình ảnh đứa bé loay hoay với hộp sữa, chúng nhìn nhau vì không biết phải làm thế nào để có thể uống được sẽ là hình ảnh mà tôi nhớ mãi trong cuộc đời giáo viên của mình.

Ở nơi đây, nơi những đứa bé con em dân tộc HMong còn nhiều thiệt thòi, chúng có cuộc sống khó khăn, chúng đến trường với chiếc cặp lồng trên tay, bên trong là 1 phần cơm để ăn tại lớp, có thể đó là cơm mới nấu hồi sáng, cũng có thể cơm đã được nấu từ tối qua, buộc theo gói mì tôm bên cạnh để cô nấu làm canh thì việc được thưởng thức vị ngọt của sữa là rất xa hoa đối với chúng.

2 năm học gần đây, nhờ sự kết nối của ban giám hiệu cũng như sự quan tâm động viên từ những nhà hảo tâm đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng và phát triển của trẻ mà những đứa trẻ nơi đây đã được thưởng thức vị ngọt của sữa thường xuyên hơn. Việc cho trẻ uống sữa 2 lần mỗi tuần đã giúp những đứa trẻ nơi đây cải thiện rõ rệt về chiều cao và cân nặng, tỉ lệ trẻ thấp còi, suy dinh dưỡng cũng đã được cải thiện.

Thương lắm, vùng cao là thế nơi, những thứ tưởng chừng như đơn giản thiết yếu lại là những thứ mà trẻ em nơi đây khó có được, đến bao giờ trẻ em vùng cao mới đỡ thiệt thòi?

Theo Tiếng nói giáo viên

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.