Với khả năng di chuyển trong không trung dù không có cánh, loài rắn bay khiến các nhà nghiên cứu quan tâm. Để tìm hiểu về quá trình bay của loài rắn này, họ đã bắt một số con rắn bay còn có tên gọi là Chrysopelea paradisi sinh sống tại các vùng ở Nam Á, Đông Nam Á. Sau khi đánh dấu lên thân thể chúng, các nhà nghiên cứu bỏ lên thác cao hàng chục mét để quay video.
Ảnh rắn bay trong quá không gian |
Từ đoạn video quay được cảnh các con rắn bay, các nhà khoa họa đã dựng mô hình và phân tích các lực tác động lên cơ thể của rắn trong quá trình bay.
Trong khi bay, phần đầu của rắn dường như không cử động, thân thể dẹp tối đa và nghiêng khoảng 25 độ. Còn phần đuôi của rắn thì di chuyển lên xuống để điều khiển hướng bay. Đáng chú ý, lực tác động lên cơ thể rắn trong lúc bay lại có hướng đi lên. Tốc độ bay của rắn khoảng 10m/giây.
Trao đổi về khả năng kỳ lạ của loài rắn Chrysopelea paradisi, ông Jake Socha (nhà sinh học của Đại học Virginia tại Mỹ) cho biết: “Những sinh vật không có cánh nhảy từ độ cao 15m xuống thì chẳng khác gì tự sát.
Thế nhưng, loài rắn bay này lại là trường hợp đặc biệt. Trong quá trình bay, thân thể chúng dẹp xuống mức tối đa, ngoại lực tác động vào thân thể có hướng từ dưới lên nên chúng mới bay được”.
Cũng theo ông Jake, từ những nghiên cứu về khả năng quay của loài Chrysopelea paradisi được ứng dụng vào việc chế tạo các phương tiện bay nhỏ, linh hoạt giúp ích cho con người.