Lý giải hiện tượng “trăng tán trời mưa“

Dân gian có câu "trăng tán trời mưa". Tại sao lại như vậy? "Tán" ở đây có nghĩa là gì?
Lý giải hiện tượng “trăng tán trời mưa“

Hỏi: Qua báo tôi đã hiểu vì sao dân gian có câu "trăng quầng trời hạn", vậy "trăng tán trời mưa" thì sao, "tán" ở đây nghĩa là thế nào? - Nguyễn Văn Bình (Hà Nội).

Lý giải hiện tượng “trăng tán trời mưa“ ảnh 1

Ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Hội Thiên văn học Trẻ Việt Nam: Khi trên tầng cao khí quyển có lớp mây dày, chứa nhiều nước đóng băng, ánh sáng từ Mặt Trăng đi qua bị khúc xạ nhiều lần, do đó không tạo ra một góc khúc xạ duy nhất, thậm chí bị tán sắc rõ rệt.

Do đó, lúc này hào quang quanh Mặt Trăng không phải một vòng sáng trắng rộng mà thường là một vùng hào quang nhiều màu (hơi giống cầu vồng) bao quanh và không tách biệt hẳn ra với đĩa sáng Mặt Trăng như đối với khi trời oi, khô.

Khi hiện tượng này xảy ra, dân gian gọi đó là trăng "tán". Vì thế, khi trăng "tán" xuất hiện đồng nghĩa với việc trời có thể nhiều mây, sớm có mưa.

Theo Kiến thức
Khách mời tham gia tọa đàm "Chọn việc làm hay bằng cấp".

Người học tạo ra giá trị cho bằng cấp

GD&TĐ - Chuyên gia, nhà tuyển dụng gửi lời khuyên đến thí sinh trước ngưỡng cửa ĐH tại tọa đàm trực tuyến chủ đề “Chọn việc làm hay chọn bằng cấp”.