Lý do khiến Mỹ cản đồng minh tậu “rồng lửa” S-400 của Nga

GD&TĐ - Mỹ đã chỉ trích đồng minh NATO của mình là Thổ Nhĩ Kỳ về quyết định mua hệ thống phòng thủ S-400 của Nga. Nước này cũng đang giục Ấn Độ từ bỏ kế hoạch mua hệ thống trên từ Moscow.

Hệ thống phòng không S-400 của Nga.
Hệ thống phòng không S-400 của Nga.

Mỹ lo ngại các chiến đấu cơ tàng hình của họ có thể bị S-400 phát hiện. Đây có thể là lý do khiến Washington cố gắng ngăn cản các đồng minh và đối tác mua hệ thống tên lửa này của Nga – theo hãng tin The National Interest.

The National Interest chỉ ra rằng chiến cơ F-22 và F-35 cũng như máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit phải dựa vào tốc độ và khả năng ra vào vùng có radar phòng không một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, hãng tin trên cho biết hệ thống S-400 ngày càng tiên tiến hơn khi chúng giữ liên lạc với dữ liệu radar của mình theo thời gian thực.

Tính năng trên có thể cho phép S-400 loại bỏ lợi thế của máy bay Mỹ, giúp vũ khí Nga có khả năng theo dõi và bắn hạ máy bay chiến đấu tàng hình của Mỹ một cách hiệu quả. Đây có thể là lý do khiến Lầu năm góc thuyết phục Ấn Độ dừng việc mua hệ thống phòng không của Nga và trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ vì nước này từ chối loại bỏ các tổ hợp S-400 đã mua.

Washington từng cho rằng vũ S-400 không tương thích với hệ thống phòng thủ của NATO nên đã trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách đóng băng việc bán chiến đấu cơ F-35 cho nước này. Sau đó Mỹ cáo buộc Moscow có thể có được thông tin quan trọng về F-35 thông qua S-400 được triển khai ở Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng từ chối làm việc với Ankara để ngăn chặn lỗ hổng tiềm ẩn. Gần đây, Nhà trắng cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ cố tình không hành động như một “đồng minh của Mỹ” khi đưa ra quyết định mua S-400 từ Nga.

TT Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan bác bỏ những chỉ trích của Nhà trắng về việc nước ông mua S-400 của Nga. Bên cạnh đó ông nhắc lại rằng Ankara đã cố gắng mua hệ thống tên lửa Patriot từ Mỹ trong nhiều năm mà không thành công. Ông giải thích rằng Thổ Nhĩ Kỳ không có lựa chọn nào khác ngoài việc tìm kiếm mua vũ khí ở nơi khác để tăng cường an ninh quốc gia. TT Erdogan từ chối tất cả những nỗ lực của Mỹ trong việc can thiệp vào vấn đề chủ quyền của đất nước, đồng thời đề nghị thành lập một nhóm làm việc để đạt được thỏa hiệp về vấn đề này. Tuy nhiên, đề xuất này bị Mỹ phớt lờ.

Theo Sputnik

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Truyện ngắn: Sau lưng ba

Truyện ngắn: Sau lưng ba

GD&TĐ - Ngồi sau lưng ba, tôi vui vẻ hát vu vơ mấy bài hát trên lớp cô giáo dạy. Ba tôi khen tôi hát hay, càng làm tôi hưng phấn rống cổ hát to hơn.