Theo thầy Lâm Thành Hữu, nhìn chung, đề tham khảo gần giống với cấu trúc của đề thi tham khảo Bộ GD&ĐT công bố lần 1, nhưng mức độ khó được giảm đi nhiều. Cụ thể:
Phần ngữ âm: gồm 4 câu, 1 câu phát âm -s/es, 1 câu phát âm nguyên âm ‘i’, 1 câu nhấn âm cho từ 2 âm tiết, 1 câu nhấn âm cho từ 3 âm tiết. Các từ vựng đều quen thuộc với học sinh. Những câu này đều ở mức độ nhận biết.
Phần từ vựng và ngữ pháp gồm 15 câu, trong đó: 1 câu Question tag (mức độ nhận biết), 1 câu Articles (nhận biết), 1 câu Preposition (nhận biết), 1 câu Verb form (nhận biết), 1 câu Conditionals (nhận biết);
2 câu Tenses (1 nhận biết,1 hiểu), 1 câu Conjunctions (mức độ hiểu), 1 câu Reduced relative clause (hiểu), 1 câu Word form (nhận biết), 1 câu Phrasal verbs (nhận biết), 1 câu Collocations (make/ do/ take/ get….) – mức độ nhận biết; 2 câu Word choice (hiểu), 1 câu Idiom (vận dụng).
Phần đồng nghĩa, trái nghĩa gồm 4 câu, trong đó: 3 câu từ đơn (mức độ hiểu), 1 câu idiom (mức độ vận dụng).
Phần speaking gồm 2 câu (agreement/ disagreement + acceptance/ refusal) - mức độ hiểu.
Phần gap-filling gồm 5 câu, trong đó có 2 câu word choice (mức độ hiểu); 1 câu relative pronoun (nhận biết); 1 câu determiners (hiểu); 1 câu conjunctions (hiểu).
Phần reading gồm 12 câu đều ở mức độ hiểu, trong đó: Main idea: 2 câu, Reference: 2 câu, Synonym: 3 câu, True/ False: 2 câu, Details: 3 câu.
Phần sửa lỗi có 3 câu, trong đó: Subject - verb agreement (mức độ nhận biết); Parallel structure (nhận biết); Word use (adjective of attitude) (hiểu);.
Phần sentence transformation có 3 câu, đều ở mức độ vận dụng, trong đó 1 câu Comparison, 1 câu Reported speech và 1 câu Modals.
Phần sentence combination gồm 2 câu, cũng đều ở mức vân dụng, trong đó 1 câu Conditionals; 1 câu Inversion (so…that).
Với đề thi này, thầy Hữu cho rằng, công tác dạy học/ ôn tập nên bám sát vào cấu trúc của đề thi minh họa, không cần dạy hoặc hạn chế bớt những nội dung mà Bộ GD&ĐT đã giảm tải; giúp học sinh làm quen dần với cách phân bố thời gian ôn tập cũng như thời gian làm bài cho các nội dung trong đề thi.
Giáo viên nên phân tích đề thi minh họa cho học sinh biết để các em có hướng tự học ở nhà tốt nhất. Cần tổ chức ôn tập và biên soạn thêm nhiều đề thi bám sát đề thi minh họa để học sinh nắm được nội dung lẫn hình thức của đề thi.
Việc phân hóa học sinh chỉ nên phân hóa những em giỏi ra học riêng để phục vụ cho việc tuyển sinh đại học của những em này.
Để có được kết quả cao nhất trong kỳ thi sắp tới, học sinh cần nắm vững những nội dung được giáo viên ôn trên lớp, đồng thời phải luyện tập thêm ở nhà; mỗi học sinh tự học thêm từ vựng và các cụm từ.
Khi làm bài thi, làm những câu hỏi dễ trước sau đó làm các câu hiểu và vận dụng. Trong lúc làm bài thi học sinh nên gạch chân từ khóa để tránh bị nhầm lẫn, cần đánh dấu những câu chưa làm để sau đó quay lại làm tiếp.