Lưu ý khi học Vật lí theo đề tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

GD&TĐ - Một số lưu ý của giáo viên dành cho học sinh khối 12 sau khi Bộ GD&ĐT công bố đề thi tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Các thí sinh sẽ còn khoảng 3 tháng nữa sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Ảnh minh họa: Đình Tuệ.
Các thí sinh sẽ còn khoảng 3 tháng nữa sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Ảnh minh họa: Đình Tuệ.

Sáng 22/3, Bộ GD&ĐT đã công bố bộ đề thi minh họa cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 các môn. Các thí sinh có thể xem TẠI ĐÂY.

Đảm bảo tính phân hóa

Chia sẻ với Báo Giáo dục và Thời đại, thầy Phạm Quốc Toản - Giáo viên Vật lí Hệ thống giáo dục Tuyensinh247.com cho biết: Về tổng quan, đề tham khảo môn Vật lí năm 2024 vẫn theo tinh thần, cấu trúc, mức độ phân hóa như đề thi tốt nghiệp năm 2023.

Thầy Phạm Quốc Toản và các em học trò.

Thầy Phạm Quốc Toản và các em học trò.

Về mức độ, thầy Toản nhận thấy đề minh họa có phần nhẹ nhàng với học sinh có mục tiêu tốt nghiệp (dễ kiếm điểm 5), phân loại tốt với học sinh dùng môn Vật lí để xét tuyển Đại học (8 câu cuối).

Về cấu trúc: 40 câu hỏi sắp xếp từ dễ đến khó, chủ yếu nội dung kiến thức lớp 12 THPT (90% - 36 câu hỏi) và một phần nhỏ kiến thức lớp 11 (10% - 4 câu).

Về phổ điểm: Phổ điểm chủ yếu từ 5 - 7; ít điểm từ 9 - 10; điểm 10 tuyệt đối vẫn ít.

Các câu vận dụng cao vẫn rơi vào chương Dao động cơ (Hệ dao động), Dòng điện xoay chiều (đồ thị, mạch điện), Sóng cơ và sóng âm (Giao thoa sóng). Có hai câu khai thác đồ thị. Nhìn chung các câu lấy điểm 9,5 – 10 đều khá nặng về Toán học.

Đánh giá chi tiết đề thi, thầy Phạm Quốc Toản nhận định như sau:

* Cấu trúc đề tham khảo năm 2024

Lớp

Tên chương

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Số câu

Số điểm

12

Dao động cơ

2

2

1

1

7

9,0

Sóng cơ và sóng âm

2

2

1

1

6

Dòng điện xoay chiều

2

3

2

1

8

Dao động và sóng điện từ

1

1

1


3

Sóng ánh sáng

3

1


1

5

Lượng tử ánh sáng

1

2



3

Hạt nhân nguyên tử

2

1


1

4

11

Điện tích – Điện trường

1




1

1,0

Dòng điện không đổi

1




1

Dòng điện trong các môi trường

1




1

Từ trường


1



1

Cảm ứng điện từ






Khúc xạ ánh sáng






Mắt – Các dụng cụ quang






TỔNG

10,0

Về nội dung kiến thức: Tỉ trọng câu các chương vẫn không thay đổi nhiều so với đề thi các năm trước và đề tham khảo. Vẫn tập trung nhiều vào 3 chương đầu của Vật lí 12 (Dao động cơ, Sóng cơ và sóng âm, Dòng điện xoay chiều).

Về mức độ: Khoảng 70% cơ bản và 30% mang tính phân loại. Câu hỏi trắc nghiệm định tính (Lí thuyết) chiếm khoảng 40%.

Các câu hỏi mang tính phân loại cao vẫn khai thác tư duy Vật lí sâu sắc như: kiến thức liên quan đến thực tiễn, ứng dụng, câu hỏi khai thác đồ thị về dao động cơ và dòng điện xoay chiều, câu hỏi thí nghiệm. Những câu khó mất khá nhiều thời gian để tư duy hiện tượng và giải.

Chiến thuật để làm tốt bài thi Vật lí

Thí sinh lớp 12 tới nghe tư vấn tuyển sinh năm 2024 tại Hà Nội.

Thí sinh lớp 12 tới nghe tư vấn tuyển sinh năm 2024 tại Hà Nội.

"Học sinh cần chú ý hơn ở câu hỏi thông hiểu, đặc biệt là những câu trắc nghiệm định tính. Đôi khi đọc xong có cảm giác rất dễ nhưng có khi bị lừa về mặt bản chất Vật lí. Đến những câu này, thí sinh cần bình tĩnh đọc kĩ câu hỏi, không vội vàng trong việc chốt đáp án cuối cùng" - thầy Toản nhấn mạnh.

Để làm tốt được đề thi này học sinh cần những yếu tố gồm: Bình tĩnh, làm nhanh những câu hỏi mức độ nhận biết và thông hiểu, chắc chắn đáp án nào tô luôn vào phiếu trả lời trắc nghiệm.

Sau khi làm tới câu 30 - 32 nên kiểm tra lướt qua một lượt để đảm bảo độ chính xác cao. Sau đó, mới dồn tâm sức làm các câu mức vận dụng và vận dụng cao. Khoảng 5 phút cuối không nên làm tiếp các câu khó nữa mà nên dành thời gian kiểm tra việc tô chuẩn các đáp án (Lưu ý tô đủ số câu trả lời).

Với các thí sinh khối 12 năm nay, thầy Phạm Quốc Toản đưa ra một số lời khuyên để chuẩn bị tốt cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Các em cần học chắc những kiến thức thức cơ bản theo tinh thần sách giáo khoa trước khi phát triển các dạng bài nâng cao.

Ngoài ra, học sinh cần ôn kĩ chương trình Vật lí 12 sau đó mới ôn tới lớp 11 kết hợp luyện đề để rèn luyện kĩ năng làm bài và phân bố thời gian hợp lí. Bổ sung những kiến thức liên hệ thực tế đời sống và kĩ thuật, những kiến thức cơ bản về thí nghiệm thực hành. Nắm chắc các hiện tượng vật lí, bản chất vật lí của câu hỏi để tránh bị lừa. Tiếp tục trang bị những tư duy khai thác đồ thị Vật lí.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Bữa cơm đoàn viên

GD&TĐ - Sắp hết năm, khắp nơi tràn ngập hương vị Tết. Trai, gái, già, trẻ đều tay xách nách mang, mua sắm đồ đạc mang về nhà.

Học sinh cùng phụ huynh Trường Tiểu học Phù Đổng tham gia chương trình “Ngày hội Vui Tết quê em”.

Tết yêu thương, Tết sẻ chia

GD&TĐ - Nguồn quỹ tặng quà Tết cho học sinh khó khăn chủ yếu từ những phong trào kế hoạch nhỏ của trường như nuôi heo đất, giấy vụn, sách báo cũ...

Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam Nguyễn Ngọc Ân trao quà Tết cho nhà giáo, người lao động tại Trường Đại học Mở Hà Nội.

Mọi nhà giáo đều có Tết

GD&TĐ - Với phương châm “Tất cả nhà giáo, người lao động đều có Tết”, Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa chăm lo thiết thực...