“Lướt” xu hướng thi cử thế giới 2017

GD&TĐ - Cùng “lướt” xu hướng tổ chức thi cử trên thế giới để lắng lại, “ngẫm” về giáo dục Việt trong xuân mới 2015. Cùng “lướt” xu hướng tổ chức thi cử trên thế giới để lắng lại, “ngẫm” về giáo dục Việt trong xuân mới.

“Lướt” xu hướng thi cử thế giới 2017

Thi “hai trong một”

Israel: Để tiếp cận với hệ thống đại học ở Israel, các thí sinh phải đạt được kết quả tối thiểu do chính phủ quy định trong kỳ thi tốt nghiệp trung học (kỳ thi Bagrut).

Ngoài ra, các thí sinh được yêu cầu tham gia bài kiểm tra đầu vào tâm lý (PET), một kiểm tra năng lực chuẩn do Viện Kiểm tra và Đánh giá quốc gia - một tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ tổ chức. Điểm tối thiểu yêu cầu trong bài kiểm tra PET do từng cơ sở xác định.

Hoa Kỳ: Ở Hoa Kỳ, kỳ thi tốt nghiệp THPT (Exit Exam) được nhiều bang tổ chức (năm 2012 có 29 bang tổ chức kỳ thi này), kỳ thi được tổ chức vào năm lớp 10, lớp 11 tùy theo chương trình của từng bang.

Còn để tuyển sinh vào các trường đại học, hầu hết các cơ sở xem xét kết quả của thí sinh trong một bài kiểm tra năng lực chuẩn như SAT hoặc ACT (Bài kiểm tra đại học Mỹ).

Kết quả ở bậc trung học là một yếu tố quan trọng. Nhiều cơ sở, đặc biệt là các trường danh tiếng, yêu cầu một số lượng đáng kể các tư liệu tuyển sinh, bao gồm các bài luận, thư giới thiệu, phỏng vấn và trong một số trường hợp, thử giọng và hoặc hồ sơ. Các yếu tố nhân khẩu học và các hoạt động ngoại khóa (như tham gia các môn thể thao) cũng thường được xem xét.

Vương quốc Anh: Sau 11 năm học bắt buộc, học sinh tham gia kỳ thi lấy chứng chỉ tốt nghiệp GCSE (General Certificate of Secondary Education). Kết quả của kỳ thi này được dùng để phân luồng học sinh: Ra làm việc, tiếp tục học nghề hoặc tiếp tục học chuẩn bị để thi lên đại học.

Nếu muốn tiếp tục con đường học thuật, sau 2 năm tham gia khóa học không bắt buộc tiếp theo, học sinh tại Anh có thể tham gia kỳ thi cao cấp “A level” (Advanced Level), trong đó các thí sinh sẽ thi từ 2 - 3 môn với mục đích tiếp tục học các bậc cao hơn, thường là chuẩn bị vào đại học.

Trung Quốc: Bảy môn thi tốt nghiệp quy định dành cho học sinh đang học tại trường phổ thông gồm: Tư tưởng chính trị, Vật lý, Hóa học, Sinh vật, Lịch sử, Địa lý, Công nghệ thông tin (thi từ các năm lớp 10, 11). Kỳ thi tốt nghiệp tổ chức vào cuối năm lớp 12 chỉ còn lại các môn: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ.

Ngoài ra để xét tốt nghiệp người ta còn dựa vào kết quả các môn tích lũy quá trình gồm: Thể dục, Nghệ thuật và Kiểm tra thực hành Vật lý, Hóa học, Sinh vật.

Đề thi

Ở nhiều quốc gia, do kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng được triển khai trên diện rộng (phạm vi toàn bang, hay toàn quốc) nên các câu hỏi trắc nghiệm vẫn được ưu tiên sử dụng (đề thi của các nước như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên bang Nga, Cộng hòa Séc, Thụy Điển.... đều sử dụng câu hỏi trắc nghiệm).

Tuy nhiên, bên cạnh câu hỏi trắc nghiệm, nhiều nước đang nghiên cứu và từng bước triển khai việc kết hợp câu hỏi trắc nghiệm với một vài hình thức câu hỏi khác như bài luận hay câu trả lời ngắn (phần lớn các bài thi quốc gia của Trung Quốc hiện nay đều kết hợp trắc nghiệm với tự luận).

Câu hỏi trắc nghiệm dạng 4 lựa chọn vẫn được dùng như loại câu hỏi chủ đạo trong các đề thi. Tuy nhiên để giảm thiểu việc đoán mò trong việc trả lời các câu hỏi dạng này, ở Mỹ người ta đưa vào sử dụng hai giải pháp (những giải pháp này đã được đưa vào bài thi SAT): a) Trừ điểm đối với việc trả lời sai; b) Đưa vào các câu hỏi cần phải trả lời bằng cách điền kết quả (không đưa ra các phương án để lựa chọn).

Trường ĐH tuyển chọn “đầu vào”

Trên thế giới không nhiều trường đại học chỉ tuyển sinh dựa vào kết quả học tập ở THPT, nhưng ở các nước tiên tiến (Mỹ, châu Âu …) nhiều trường đại học vẫn coi đây là một yếu tố quan trọng trong hồ sơ học sinh và sử dụng nó cùng với kết quả các kỳ thi.

Trung Quốc: Chính phủ Trung Quốc đã cho phép các trường trọng điểm đưa ra phương án tuyển sinh riêng với tổng số chỉ tiêu không quá 5%.

Đại học Thượng Hải cũng đã thử nghiệm cách thức tuyển sinh đại học khác và vào năm 2009 sẽ tuyển trực tiếp 100 thí sinh có hộ khẩu Thượng Hải. Những thí sinh này sẽ được tuyển chọn từ 25 trường điểm tại Thượng Hải, mỗi trường đề cử bốn học sinh có kỹ năng và tài năng đặc biệt.

Nhật Bản: Xét tuyển đầu vào theo hình thức tiến cử đã được áp dụng. Đây là hình thức trường đại học hoặc trường THPT lựa chọn và nhận các học sinh được các trường THPT hoặc trường THCS đã từng đào tạo học sinh đó tiến cử hoặc giới thiệu.

Tiêu chuẩn lựa chọn là học sinh có những thành tích tốt ở những lĩnh vực riêng mà trường tiếp nhận mong muốn như về mặt học lực, thể thao hay nghệ thuật…

Hiện nay, khảo sát cuả báo Yomiuri cho biết: Có 44% số sinh viên nhập học các trường đại học bằng các hình thức xét tuyển đặc biệt chứ không qua thi tuyển thông thường, nên số lượng sinh viên đại học không phải qua kiểm tra học lực lên đến 200.000 người.

Ở Nhật Bản, có nhiều ý kiến cho rằng nếu mở rộng hình thức tuyển theo tiến cử là một trong những nguyên nhân làm giảm năng lực học tập.

Tại Tokyo với mục đích nâng cao chất lượng học tập của thí sinh, người ta đang có ý định hạn chế hình thức các trường THPT công lập tiến cử học sinh vào các trường đại học.

Ủy ban GD của một số tỉnh đã quyết định mục tiêu yêu cầu đến năm 2013 toàn bộ thí sinh dự thi vào trường công lập đều phải qua kiểm tra trình độ học lực .

Hàn Quốc: Tuyển sinh đại học ở Hàn Quốc cho đến nay đã được thực hiện với nhiều hình thức khác nhau như: Các trường đại học ra đề thi riêng – đánh giá năng lực trong cuộc thi tuyển sinh đại học toàn quốc chế độ đánh giá thành tích trong quá trình học tập ở trường THPT.

Nhưng hiện nay, chỉ còn thực hiện với 2 hình thức (thực hiện đồng thời) là kết quả kỳ thi tuyển sinh đại học và thành tích học tập ở trường THPT.

Hiện mô hình nhiều nước tiên tiến áp dụng là tổ chức kỳ thi tốt nghiệp và các trường đại học sẽ sử dụng kết quả này như một yếu tố quan trọng để tuyển sinh.                                                                                                                                                                         Tính tự chủ của các trường thể hiện ở việc họ có quyền chọn phương án tuyển sinh bổ sung như: Xét thêm kết quả học tập ở phổ thông, tổ chức thêm kỳ thi tại trường, phỏng vấn…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa: INT.

Tản văn: Trâu và Tre

GD&TĐ - Đồng lúa tựa như một tấm thảm xanh, ngả dần về màu vàng xuộm, óng ánh dưới nắng mặt trời.