Năm 1971: Giai đoạn non trẻ
Hệ thống mạng ALOHAnet hình thành tại ĐH Hawaii (Mỹ). Đây là cơ sở để phát triển kết nối không dây và hình thành mạng Wi-Fi sau này.
Năm 1997: Xuất hiện chuẩn 802.11.
Phiên bản chuẩn 802.11 đầu tiên cho phép có băng thông lên tới 2MB/s.
Năm 1999: Hình thành WECA. Sáu công ty công nghệ, trong đó có Aironet (sau này sáp nhập vào Cisco) chung tay xây dựng Liên minh tương thích Ethernet không dây (WECA). Vào năm 2002, WECA đổi tên thành Liên minh Wi-Fi.
Năm 1999: Chuẩn 802.11b – chuẩn “Wi-Fi” đầu tiên.
Chuẩn “Wi-Fi”có đặc điểm là nhanh và hiệu quả hơn so với chuẩn 802.11. Nhiều người cho rằng, thời điểm công bố chuẩn “Wi-Fi” là khởi đầu thật sự cho “cuộc cách mạng” trong mạng không dây.
Năm 1999 - 2000: Xuất hiện các thiết bị tiêu dùng đầu tiên dựa trên chuẩn 802.11b.
“Wi-Fi” bắt đầu thể hiện trong các thiết bị tiêu dùng, trong đó có các laptop. Từ thời điểm đó, máy tính thật sự có tính lưu động. Mạng Wi-Fi trở nên có ý nghĩa đối với người tiêu dùng.
Năm 2002: Tập đoàn Cisco (Mỹ) tạo đột phá.
Trên thị trường xuất hiện phần mềm miễn phí Cisco Compatible eXtension, giúp các nhà sản xuất truy cập qua mạng không dây Wi-Fi.
Năm 2003: Wi-Fi lên trời.
Hãng hàng không Lufthansa (Đức) thực hiện chuyến bay chở khách, trong đó hành khách có thể truy cập Internet qua mạng không dây.
Năm 2005: “Wi-Fi” chính thức được đưa vào từ điển.
Từ “Wi-Fi” được bổ sung vào từ điển tiếng Anh của Công ty xuất bản sách và từ điển Merriam-Webster (Mỹ).
Năm 2009: Xuất hiện chuẩn 802.11n (Wi-Fi 4).
Nhờ ứng dụng công nghệ MIMO, chuẩn 802.11n cho phép tăng tốc độ truyền dẫn. Tốc độ truyền dẫn tối đa tăng lên gần 9 lần (từ 54 Mbps tăng lên 450 Mbps).
Năm 2010: Sáng chế mới của Cisco.
Công nghệ Cisco CleanAir được đưa vào một loạt thiết bị tạo mạng không dây cục bộ (access point), cho phép nhận dạng các rối nhiễu, đồng thời hướng người sử dụng đến các kênh khác, ít rối nhiễu hơn.
Năm 2011: Xu hướng hot spot.
Số lượng hot spot Wi-Fi (điểm truy cập không dây công cộng) trên toàn thế giới vượt quá con số 1 triệu
Năm 2012: “Thuần hóa” Wi-Fi.
Trong năm này, khoảng 1/4 số hộ kinh tế gia đình trên thế giới được kết nối với mạng Wi-Fi.
Năm 2013: Chuẩn 802.11ac bảo đảm tốc độ truy cập lớn hơn nữa.
Chuẩn 802.11ac đảm bảo tốc độ truy cập đạt hơn 1GB/s.
Năm 2015: Wi-Fi trở thành một phần không thể tách rời của cuộc sống.
Từ năm này, Wi-Fi được xem là phần quan trọng, không thể thiếu trong cuộc sống. Thậm chí khoảng 18% số người được thăm dò coi Wi-Fi là quan trọng nhất.
Năm 2018: Wi-Fi là yếu tố kinh tế chính.
Giá trị kinh tế toàn cầu của công nghệ Wi-Fi đạt tới 2 tỷ USD. Có tới 13 tỷ thiết bị trên thế giới có kết nối với Wi-Fi.
Năm 2019: Thời của Wi-Fi 6.
Mạng Wi-Fi 6 xuất hiện, với vận tốc truyền tải lên tới 5 GB/s.
Năm 2022: Dự đoán Wi-Fi là động lực của Internet tương lai.
Dự đoán, đến năm 2022, tốc độ kết nối Wi-Fi trung bình trên toàn cầu đạt tới 54,2 MB/s (năm 2017 tốc độ này là 24,4 MB/s). Cũng trong năm này, Wi-Fi sẽ trở thành nền tảng chủ yếu để truy cập Internet.