Lùi xe, đi ngược chiều trên cao tốc có thể bị phạt tới 18 triệu

Tại dự thảo sửa đổi Nghị định 46/2016, Bộ GTVT đề xuất tăng nặng nhiều hành vi vi phạm trên đường cao tốc.

Bộ GTVT đề xuất tăng nặng mức xử phạt với các hành vi có nguy cơ cao mất ATGT trên cao tốc - Ảnh minh họa
Bộ GTVT đề xuất tăng nặng mức xử phạt với các hành vi có nguy cơ cao mất ATGT trên cao tốc - Ảnh minh họa

Bộ GTVT đang lấy ý kiến dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 46/2016 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Tại dự thảo, Bộ GTVT đề xuất tăng nặng mức xử phạt nhiều hành vi vi phạm trên đường cao tốc. Trong đó, các hành vi nguy hiểm như: lùi xe, đi ngược chiều trên đường cao tốc, Bộ GTVT đề xuất phạt cao nhất là 18 triệu đồng và tước GPLX 16 tháng.

Đáng chú ý, tại điểm h Khoản 5 về xử phạt người điều khiển ô tô vi phạm quy tắc giao thông, đang gộp chung các hành vi vi phạm trên đường cao tốc với mức xử phạt chỉ từ 800 nghìn - 1,2 triệu đồng và tước GPLX 1 - 3 tháng. Còn tại dự thảo lần này, Bộ GTVT đề xuất tách ra thành nhiều hành vi khác nhau với mức xử phạt tăng nặng.

Cụ thể, dự thảo tách hành vi lùi xe trên cao tốc thành một điểm riêng với mức phạt tiền từ 16 - 18 đồng đồng và tước quyền sử dụng GPLX từ 4 - 6 tháng. Hành vi quay đầu xe trên đường cao tốc cũng được tách thành điểm riêng với mức xử phạt tăng nặng lên 7 - 8 triệu và tước GPLX từ 4 - 6 tháng.

Tương tự, các hành vi điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc; chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc được đề xuất tăng mức phạt tiền từ 2 - 3 triệu đồng và tước GPLX 2 - 4 tháng.

Các hành vi không tuân thủ các quy định khi vào hoặc ra đường cao tốc; không tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc cũng được tách thành điểm riêng với mức phạt tăng lên 1,2 - 2 triệu đồng.

Bên cạnh đó, tại điểm c Khoản 7, Bộ GTVT cũng đề xuất tăng mức xử phạt lên 7 - 8 triệu đồng và tước GPLX 4 - 6 tháng đối với hành vi không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc; khi dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm theo quy định. Các hành vi này, Nghị định 46 đang xử phạt 5 - 6 triệu đồng.

Ngoài ra, tại khoản 8 Điều 5, Bộ GTVT cũng đề xuất tăng mức xử phạt từ 16 - 18 triệu đồng và tước quyền sử dụng GPLX từ 4 - 6 tháng đối với hành vi điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định. Hành vi này, Nghị định 46 đang xử phạt từ 7 - 8 triệu đồng và tước GPLX 1 - 3 tháng.

Ông Hoàng Thế Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ ATGT (Bộ GTVT) - thành viên ban soạn thảo cho biết, dự thảo Nghị định điều chỉnh tăng mức xử phạt đối với nhiều hành vi, nhóm hành vi vi phạm quy định về quy tắc giao thông đường bộ, trong đó có:vi phạm quy tắc giao thông trên đường cao tốc; nhóm vi phạm quy định về nồng độ cồn, ma túy...

“Sau hơn 2 năm thực hiện Nghị định 46, những nhóm hành vi vi phạm tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông và là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông vẫn diễn biến phức tạp. Những hành vi này hiện chế tài xử phạt hiện chưa đủ sức răn đe nên lần sửa đổi này xem xét điều chỉnh cho phù hợp”, ông Tùng nói.

Dự thảo sửa đổi Nghị định 46 sẽ lấy ý kiến trong vòng 1 tháng, sau đó Bộ GTVT sẽ tổng hợp hoàn thiện để trình Chính phủ phê duyệt.

Theo baogiaothong

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Châu Âu chới với giữa hai con đường

Châu Âu chới với giữa hai con đường

GD&TĐ - Giới chức lãnh đạo các nước châu Âu sẽ phải tìm cách cân bằng giữa lợi ích kinh tế ngắn hạn và mục tiêu chính trị dài hạn để cứu vãn nền kinh tế EU.

Ngày 26/2, "Lễ cúng rừng" của người Mông xã Nà Hẩu chính thức được trao Quyết định là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. (Ảnh: Thu Nhài).

'Cùng say giữa đại ngàn' Nà Hẩu

GD&TĐ - Lễ công bố Quyết định và trao chứng nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ cúng rừng" của người Mông xã Nà Hẩu sẽ tổ chức vào ngày 26/2.

Hầu hết bệnh nhân đột quỵ đều mắc các bệnh tăng huyết áp, mỡ máu cao, tiểu đường, bệnh tim mạch vành, xơ cứng động mạch, v.v. (Ảnh: ITN)

Làm gì để phòng ngừa đột quỵ?

GD&TĐ - Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc bệnh đột quỵ không ngừng gia tăng. Do đó, ưu tiên hàng đầu là thực hiện tốt biện pháp phòng ngừa.