Luật sư: Phải sửa luật, tăng chế tài xử phạt lái xe uống rượu bia

Theo luật sư cần sửa đổi luật, tăng chế tài xử lý những lái xe sử dụng rượu, bia, chất kích thích để mang tính răn đe.

Luật sư: Phải sửa luật, tăng chế tài xử phạt lái xe uống rượu bia

Liên tục thời gian gần đây trên địa bàn Hà Nội và phạm vi cả nước đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông để lại hậu quả hết sức nặng nề trước mắt và lâu dài.

Tai nạn giao thông là một trong những nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất trong xã hội. Nguyên nhân dẫn tới các tai nạn giao thông đa phần vẫn là do ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ còn kém, coi thường tính mạng bản thân và người khác.

can sua doi luat, tang che tai xu ly lai xe uong ruou bia gay tai nan hinh 1

Vụ tai nạn khiến 3 người chết ở hầm Kim Liên xảy ra vào rạng sáng 1/5, nguyên nhân do lái xe sử dụng rượu bia vượt quá mức cho phép.

Một thực trạng đáng báo động là người điều khiển phương tiện sử dụng chất kích thích như rượu bia, ma túy đang là thực tế diễn ra hiện nay. Nhiều vụ “xe điên” gây tai nạn kinh hoàng tước đi sinh mạng nhiều người khi tham gia giao thông đã gây rất bức xúc trong dư luận xã hội.

Đặc biệt, là rạng sáng 1/5/2019, xảy ra vụ xe ô tô đâm tử vong 2 phụ nữ điều khiển xe mô tô tại hầm Kim Liên rất thảm khốc mà nguyên nhân lại là do lái xe sử dụng rượu bia, không làm chủ hành vi của mình.

Liên quan đến vấn đề này, trả lời PV VOV.VN, Luật sư Nguyễn Anh Thơm (Trưởng VPLS Nguyễn Anh, Đoàn LSTP Hà Nội) cho biết, hiện nay hành vi người điều khiển phương tiện sử dụng rượu bia, chất kích thích khác có lỗi gây hậu quả nghiêm trọng sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo Điều 260 BLHS 2015.

Đây là thuộc nhóm tội phạm xảy ra với lỗi vô ý nên chế tài xử lý hình sự chưa đủ sức răn đe, phòng ngừa tội phạm này đang có xu hướng gia tăng gây lo lắng và bức xúc cho người dân khi tham gia giao thông.

can sua doi luat, tang che tai xu ly lai xe uong ruou bia gay tai nan hinh 2

Luật sư Nguyễn Anh Thơm (Trưởng VPLS Nguyễn Anh, Đoàn LSTP Hà Nội).

Luật sư Thơm đưa ra quan điểm cần phải tăng chế tài đủ sức răn đe, phòng ngừa ngay từ ban đầu chứ không để hậu quả xảy ra rồi mới xử lý.

“Trước tiên, cần sửa đổi Luật hình sự, xếp nhóm hành vi sử dụng rượu bia, chất kích thích khác khi điều khiển phương tiện giao thông nếu gây hậu quả nghiêm trọng sẽ thuộc nhóm hành vi lỗi cố ý gián tiếp theo Khoản 2 Điều 10 Bộ luật Hình sự năm 2015 "Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra”, luật sư Thơm nhấn mạnh.

Pháp luật buộc công dân phải nhận thức được việc đưa vào cơ thể mình các chất kích thích như rượu bia, ma túy sẽ dẫn tới mất kiểm soát khả năng nhận thức và điều khiển hành vi mà gây ra hậu quả thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự tương ứng với lỗi cố ý.

Như vậy, nếu hậu quả xảy ra đến đâu thì người điều khiển phương tiện sẽ phải chịu trách nhiệm tương ứng về hậu quả đến đó. Hậu quả gây thương tích từ 11% trở lên thì xem xét ở tội danh "cố ý gây thương tích" hoặc gây ra chết người thì xử theo tội danh "giết người".

Luật sư Thơm chỉ ra, qua gần 3 năm thực hiện Nghị định số 46/2016/NĐ của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt nay đã không còn phù hợp với thực tiễn, nảy sinh một số khó khăn, vướng mắc cần sửa đổi.

Cụ thể, Nghị định 46/2016 quy định hình thức xử phạt bổ sung tước bằng lái từ 4 - 6 tháng hoặc 22 - 24 tháng và mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giao thông đường bộ là 40 triệu đồng đối với cá nhân là chưa đủ sức răn đe. Do đó, theo quan điểm của Luật sư cần tăng mức phạt tối đa với cá nhân khi vi phạm luật giao thông đường bộ lên gấp 2 lần và tăng mức phạt với người sử dụng rượu bia, chất kích thích khi tham gia giao thông trên mọi tuyến đường đường.

Ngoài ra, cần sửa đổi bổ sung Luật xử phạt vi phạm hành chính quy định trường hợp tước bằng lái xe vĩnh viễn hoặc buộc học lại luật giao thông, kể cả buộc phải thi cấp bằng lái xe mới khi tham gia giao thông sử dụng rượu bia, chất kích thích. Nếu tái phạm nhiều lần mà không có khả năng giáo dục, nhận thức chấp hành luật giao thông thì tước bằng lái xe vĩnh viễn./.

Theo vov.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường PTDTBT Tiểu học xã Nậm Ban, Mèo Vạc (Hà Giang). Ảnh minh họa: Nguyễn Lâm

Nỗi sợ của người thầy!

GD&TĐ - Bao giờ các bậc thầy cô giáo mới được quyền giáo dục con trẻ như chính cha mẹ giáo dục con cái “thương cho roi cho vọt”...

Nhiều năm dạy học ở miền núi, cô Hải luôn tận tâm với học sinh. Ảnh: NVCC

'Bắc nhịp cầu' giúp trò miền núi

GD&TĐ - Dạy học ở địa bàn vùng sâu, xa nhiều năm, nữ nhà giáo ở Quảng Trị luôn trăn trở khi nhận thấy học sinh thiếu thốn nhiều mặt...

Trà từ lõi ngô của nhóm sinh viên Đại học Duy Tân.

Sinh viên chế biến trà từ lõi ngô

GD&TĐ - Trà từ lõi ngô thơm ngon, giàu chất oxy hóa, vị ngọt thanh, không sinh năng lượng, tốt cho người tiểu đường, người ăn kiêng là sản phẩm của nhóm SV ĐH Duy Tân.

Arsenal tổn thất lớn

Arsenal tổn thất lớn

GD&TĐ - Bukayo Saka sẽ phải ngồi ngoài "nhiều tuần" vì chấn thương nghiêm trọng trong trận Arsenal thắng Crystal Palace 5-1 ở vòng 17 Ngoại hạng Anh.

Su-34 và Su-57 mới đi vào trực chiến

Su-34 và Su-57 mới đi vào trực chiến

GD&TĐ - Bộ Quốc phòng Nga đã nhận được bàn giao máy bay ném bom chiến đấu Su-34 và máy bay chiến đấu Su-57, theo Tập đoàn nhà nước Rostec.