Luật… cứng nhắc

GD&TĐ - Luật là do con người làm ra nhằm buộc mọi công dân phải tuân thủ. Tuy nhiên, không phải điều luật nào cũng phù hợp và bất biến với thời gian. Vì vậy, nếu thấy một luật nào đó bất hợp lý thì điều chỉnh sao cho phù hợp với thực tế đang diễn ra là việc cần làm. 

Ảnh internet
Ảnh internet

Nguyễn Trọng Trình, 31 tuổi, trú xã Hòa Chính, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Đáng tiếc là, có những vụ việc rất nóng trên các diễn đàn báo chí và mạng xã hội lại do những người thực thi pháp luật áp dụng một cách máy móc khiến dư luận… nổi điên.

Nội làm nghề bán thịt lợn đã lừa phỉnh một cháu bé 9 tuổi trên đường đi học về, đưa vào vườn chuối để thực hiện hành vi dâm ô. Tất cả các tang chứng, vật chứng đã được cơ quan cảnh sát điều tra làm rõ và đối tượng cũng đã thừa nhận hành vi của mình.

Ấy vậy mà Công an huyện Chương Mỹ vẫn cho Trình tại ngoại với lý do được vị Trưởng công an huyện này dẫn theo luật: “Theo quy định tại Khoản 1 Điều 146 Bộ luật Hình sự, hành vi dâm ô với người dưới 16 tuổi có khung hình phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm, thuộc tội phạm ít nghiêm trọng… đối với tội phạm ít nghiêm trọng, bị can không bị tạm giam”. Thế là Trình được thả để đến khi dư luận phản đối rần rần, Công an Hà Nội mới “chữa cháy” bằng một lệnh bắt tạm giam trở lại ngay trong đêm 18/3.

Cũng áp dụng luật một cách cứng nhắc như trên, Công an quận Thanh Xuân, Hà Nội vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với Đỗ Mạnh Hùng, người mà cách đây mấy hôm đã đè cổ một cô gái trong thang máy thuộc chung cư Golden Palm ở phường Nhân Chính để hôn. Mức phạt dành cho hành vi sàm sỡ này của Đỗ Mạnh Hùng là… 200 nghìn đồng!

Trả lời trước cơn phẫn nộ của dư luận hai ngày qua, lãnh đạo Công an quận Thanh Xuân lại dẫn… luật: “Người có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác”, quy định điểm a, Khoản 1, Điều 5, Nghị định 167/2013/NĐ-CP, mức phạt đối với hành vi này là từ 100 nghìn đến 300 nghìn đồng”. Nhiều người có máu hài hước bảo rằng, họ chỉ cần vài triệu đồng dằn túi là có thể hôn thoải mái đến… 10 cô gái. Phạt như thế khác nào “thả hổ về rừng”!

Tương tự với việc áp dụng luật một cách máy móc như hai trường hợp kể trên nhưng thuộc lĩnh vực khác. Đó là chuyện có một nhóm thiện nguyện ở TPHCM. Họ chuẩn bị lực lượng và phương tiện để vớt rác trên một số sông, rạch của thành phố. Việc chưa kịp thực hiện thì đã bị Sở Giao thông Vận tải “bóp chết” bằng một lệnh cấm. Lí do mà họ đưa ra là sợ nguy hiểm đến tính mạng cho nhóm thiện nguyện này. Thực ra là, muốn vớt rác cũng phải xin phép, được cơ quan chức năng đồng ý thì mới tiến hành. Lòng tốt đôi khi cũng bị “cầm tù” bằng những quy định chả giống ai là vậy.

Áp dụng luật một cách máy móc và cứng nhắc, vô tình trở thành lực cản của sự phát triển vậy.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ