Lừa đảo tiền tỷ đánh bạc, thanh niên lãnh 14 năm tù

GD&TĐ - Đánh bạc thua, Khánh dùng thủ đoạn gian dối để lừa đảo chiếm đoạt trên 1,1 tỷ đồng để tiếp tục đánh bạc và cũng thua hết.

Mới đây, TAND tỉnh An Giang đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Duy Khánh (SN 1990, trú tại xã Kiến Thành, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) mức án 14 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hội đồng xét xử TAND tỉnh An Giang đồng thời buộc bị cáo bồi thường lại số tiền đã chiếm đoạt cho các bị hại.

Theo nội dung cáo trạng, trong khoảng thời gian từ ngày 8 đến 19/3/2021, Khánh đăng ký tài khoản đánh bạc tên “khanhduynguyen90” trên trang Wed W.88 để tham gia đánh bạc online trên mạng và thua hết số tiền gần 600 triệu đồng.

Để tiếp tục có tiền đánh bạc, Khánh nhờ bạn giới thiệu và lấy lý do vay tiền sửa nhà cho chị ruột để mượn bà Nguyễn Thị Niềm (trú tại phường Bình Đức, TP. Long Xuyên) số tiền 130 triệu đồng, rồi đem nạp vào tài khoản tham gia đánh bạc online nhưng tiếp tục thua hết.

Bị cáo Nguyễn Duy Khánh tại phiên tòa xét xử.
Bị cáo Nguyễn Duy Khánh tại phiên tòa xét xử.

Sau đó, Khánh dùng thủ đoạn gian dối nhằm tạo niềm tin để bà Niềm cho vay thêm nhiều lần với số tiền 835 triệu đồng. Đến hạn trả nợ, bà Niềm không liên lạc được với Khánh nên đến Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang tố giác hành vi chiếm đoạt số tiền 965 triệu đồng của Khánh. Đến ngày 27/5/2021, Khánh đến Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang trình diện.

Ngoài ra, khoảng giữa tháng 2/2021 đến giữa tháng 3/2021, Khánh còn lừa đảo chiếm đoạt số tiền 200 triệu đồng của anh Hà Minh Duy rồi chuyển vào tài khoản để tham gia đánh bạc online và thua hết. Đến hạn không thấy Khánh trả nợ vay, Duy gửi đơn tố giác Khánh đến Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang. Ngày 29/9/2021, Khánh bị khởi tố điều tra.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...