Lối thoát nào cho thân nhân IS mắc kẹt ở Syria?

GD&TĐ - Khi người chồng từ bỏ gia đình ở Morocco để tham gia IS Syria, Sarah Ibrahim chẳng có lựa chọn nào khác ngoài việc đồng hành với chồng. Sau khi chồng mất tích (cũng có thể bị giết) trong một cuộc không kích, Sarah Ibrahim đưa hai con trai chạy trốn.

Lối thoát nào cho thân nhân IS mắc kẹt ở Syria?

Những tù nhân bất đắc dĩ

Họ đã bị bắt năm ngoái và kể từ đó, bị giam giữ trong trại tạm giam đầy bụi bặm ở phía Đông Bắc Syria. Ba mẹ con họ nằm trong số hơn 2.000 phụ nữ và trẻ em nước ngoài bị giam giữ trong các trại như vậy. Tất cả đều mắc kẹt trong một tình trạng pháp lý và chính trị mông lung và không có cách nào có thể dự đoán được tương lai của họ.

Các quốc gia quê hương của họ đều không muốn họ trở lại, vì e ngại họ có thể truyền bá hệ tư tưởng Hồi giáo cực đoan. Chính quyền người Kurd quản lý vùng chiến tranh không quốc tịch này cũng không muốn họ, và nói rằng họ không có nhiệm vụ giam giữ vô thời hạn công dân của các quốc gia khác. “Người ta nói với chúng tôi hãy từ bỏ IS, và chúng tôi từ bỏ; nhưng chúng tôi bị coi là IS”, Sarah Ibrahim, 31 tuổi, nói trong lúc những giọt nước thất vọng tràn xuống má. “Vậy ai chịu trách nhiệm cho chúng tôi? Ai sẽ xác định số phận của chúng tôi?”.

Cái gọi là “nhà nước Hồi giáo”, từng trải dài trên nhiều vùng đất rộng lớn của Syria và Iraq, đã thu hút hàng chục nghìn người từ khắp nơi trên thế giới đến chiến đấu hoặc sống trong một xã hội được xây dựng với tư tưởng Hồi giáo thuần túy. Trong số đó có nhiều phụ nữ, một số người đi theo chồng hoặc cha, những người khác đến một mình và kết hôn, hoặc bị buộc phải kết hôn sau khi họ đến.

Nhưng khi “nhà nước Hồi giáo” này sụp đổ sau một chiến dịch quân sự của các lực lượng dân quân Kurd, được hậu thuẫn bởi liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu, nhiều người trong số họ bị giết hoặc bị bắt. Những người vợ và trẻ em sống sót được tập trung vào các trại như thế này, trở thành những người bơ vơ, không nơi chào đón.

“Chúng tôi đang làm việc có trách nhiệm, nhưng cộng đồng quốc tế lại cố gắng trốn tránh khỏi trách nhiệm của mình”, Abdul-Karim Omar, một quan chức chính quyền địa phương đã bị chỉ trích khi cố gắng thuyết phục các quốc gia đưa công dân của họ về nước - một nỗ lực mà ông thừa nhận đã không thành công. “Đây là một quả cầu lửa mà tất cả mọi người đều cố gắng để thoát khỏi và ném cho chúng tôi”, ông nói.

Cần lắm một giải pháp

Việc thiếu vắng kế hoạch để giải quyết các tù nhân này là một phần của những rắc rối rộng lớn hơn trong các vùng đất được giải phóng từ những tay súng “thánh chiến”. Ở Iraq, nhiều phụ nữ từng là tù nhân như Sarah đã phải đối mặt với nhiều thử thách cam go, thậm chí phải nhận án tử hình do đã ủng hộ và hỗ trợ IS.

Ở Syria, họ là những tù nhân trong các trại tại một khu vực không nằm dưới quyền kiểm soát của cơ quan quốc tế nào có khả năng gây sức ép để các quốc gia là nơi chôn rau cắt rốn của họ đưa công dân của mình về nước.

Trong một chuyến thăm hiếm hoi đến các trại lớn nhất, được gọi là Roj, các quan chức người Kurd đã cho phép các nhà báo phỏng vấn các phụ nữ Ả Rập ở đó, tuy nhiên lại từ chối các cuộc phỏng vấn hoặc chụp ảnh phụ nữ phương Tây vì lo sợ sẽ làm phức tạp hóa các cuộc đàm phán với chính phủ của họ. Tuy nhiên, các nhà báo đã kịp trò chuyện không chính thức với một số phụ nữ từ Pháp, Đức, Đan Mạch, Hà Lan và một số quốc gia Ả Rập, mặc dù họ không được phép hỏi tên những người phụ nữ phương Tây. Một số người cho biết chồng của họ đã buộc họ phải đi Syria. Những người khác cho biết chuyến đi đã là một sai lầm mà chính con cái của họ đã phải trả giá.

Tính đến nay, rất ít quốc gia đã nhận lại công dân của họ. Nga đã hồi hương khoảng 35 phụ nữ và trẻ em, và

Indonesia đã nhận lại một gia đình khoảng 15 người. Các quan chức địa phương đang làm việc với Canada và Đan Mạch để nhận lại công dân nước mình. Nhiều quốc gia khác chỉ đơn giản là phớt lờ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ