Lời nhận xét xuất phát từ trái tim của người thầy

GD&TĐ - “Cứ tâm niệm rằng, mình viết những lời nhận xét chân thật, đúng với lực học của các em các, viết những gửi gắm tâm tư của mình, viết những lời ruột gan của mình cho học trò để trò tiến bộ, thì chắc chắn khi phụ huynh đọc họ cũng sẽ hiểu điều này và không thể bỏ bê việc học của con mình được”.

Lời nhận xét xuất phát từ trái tim của người thầy
Lời nhận xét xuất phát từ trái tim của người thầy ảnh 1Lời nhận xét xuất phát từ trái tim của người thầy ảnh 2Lời nhận xét xuất phát từ trái tim của người thầy ảnh 3Lời nhận xét xuất phát từ trái tim của người thầy ảnh 4Lời nhận xét xuất phát từ trái tim của người thầy ảnh 5Lời nhận xét xuất phát từ trái tim của người thầy ảnh 6Lời nhận xét xuất phát từ trái tim của người thầy ảnh 7
Đó là chia sẻ của cô giáo Nguyễn Kim Oanh - Giáo viên chủ nhiệm lớp 3/1 Trường TH Minh Đạo (quận 5, TPHCM) về việc thực hiện đánh giá HS theo hình thức mới của Thông tư 30.

Giúp học sinh thích ứng

Theo cô Kim Oanh, để các em nhận được những lời nhận xét vừa đầy đủ, vừa ngắn gọn, lại có tính định hướng, cô đã có những trăn trở rất nhiều. Bởi mỗi học trò là một tính cách, lực học mỗi em cũng khác nhau, GV không thể rập khuôn hay sử dụng dấu khắc sẵn được.

Theo đó, khi Thông tư 30 đưa vào áp dụng ở các trường, cô Oanh đã từng bước giải thích cho các em HS hiểu vì sao từ bây giờ các em sẽ không còn điểm số. Tuy nhiên làm thế nào để các em thích thú điều này mới là quan trọng. 

Ngay trong tuần đầu tiên, sau khi HS nói lên cảm nghĩ của mình khi nhận được lời nhận xét của cô giáo thay vì cho điểm, cô Oanh thường cho HS giơ tay biểu quyết xem bạn nào thích chấm điểm, bạn nào thích nhận xét. 

“Thấy HS lúc đầu vẫn nhiều em giơ tay thích điểm. Tôi lại cứ suy nghĩ rằng mình phải nhận xét thế nào để HS của mình từ việc thích điểm sang thích lời phê. Chắc chắn đó phải là lời từ trái tim của một người giáo”. 

Vì thế, mỗi ngày cô Oanh lại dành thời gian nghỉ, thậm chí phải ở lại trường sau giờ tan lớp để ghi cho tất cả HS những lời tâm huyết của mình sau một ngày các em học tập. 

Em nào có tiến bộ, em nào cần khắc phục lỗi, và khắc phục như thế nào đều được cô suy nghĩ rất kĩ. Cứ như thế, các em HS lớp 3/1 do cô Oanh chủ nhiệm đều thích thú với những lời nhận xét của cô giáo.

“Sau vài tuần thì tất cả đều giơ cánh tay thích cô giáo nhận xét. Tôi vui lắm. Điều vui nhất là, khi phát tập vở cho các em, các em đã chăm chú đọc lời cô giáo nhận xét, những cảm xúc, biểu cảm của các em lộ rõ ra gương mặt, rồi từ lời nhận xét thấy các em đã tiến bộ hơn trong học tập. 

Thêm vào đó, khi tôi nhận xét tỉ mỉ, đầy đủ, trong lời phê còn chứa đựng cả tình cảm dạt dào với các học trò thì rõ ràng khi phụ huynh đọc, họ hiểu, cảm nhận được điều đó. 

Có rất nhiều người đã phản hồi lại rất tốt. Điều này chứng tỏ, các phụ huynh đã xem kĩ lời tôi đánh giá, nhận xét HS, đã quan tâm và dành thời gian để đồng hành cùng con”.

Linh hoạt thực hiện

Có thể thấy, với gần 40 em HS, để mỗi em đều nhận được những lời nhận xét như cô Kim Oanh đã chia sẻ ở trên đòi hỏi giáo viên phải bỏ ra khá nhiều thời gian và nỗ lực rất lớn. 

Theo cô Oanh, thời gian đầu, khi chưa quen trong việc đánh giá, nhận xét, theo hướng dẫn của Sở, của Phòng, thường cô Oanh chỉ nhận xét từ 8 - 10 em trong một tiết học. Dần dần, công việc đã quen hơn, thì số HS được đánh giá nhận xét sẽ tăng lên.

“Dù hướng dẫn là vậy, nhưng bản thân giáo viên cũng không nên cứng nhắc. Với tôi, khi có thời gian rảnh là tôi lại cầm tập, coi bài làm của những em học còn yếu đầu tiên, dù có thể vừa tiết học trước đã nhận xét các em. 

Còn với những HS nổi trội, tôi cũng rất chú trọng khích lệ, để các em duy trì sự nỗ lực của mình. Vì nếu mình lơ là, có thể các em sẽ giảm phong độ do mất tập trung hoặc do chủ quan… Giờ quen việc rồi, và cứ nghĩ HS em nào cũng háo hức đón nhận từng lời phê của mình, tôi rất vui và cố gắng nhận xét hết các em”.

Cô Oanh chỉ ra ví dụ cụ thể: Ở lớp 3/1, có em HS tư duy rất nhanh, học giỏi, nhưng thường xuyên gặp những lỗi không đáng như mực còn lem, lỗi sai do tật chữ.

Cô Oanh đặt bút phê: “Em có khả năng hiểu biết rộng, tiếp thu nhanh, nhờ vậy kĩ năng viết chính tả rất tốt. Vậy mà em khi làm bài em lại viết không cẩn thận hay để vở lem mực, hoặc mắc những lỗi sai do tật chữ. Cô mong em hãy kiên trì, nhẫn nại để hoàn thành mọi việc ở mức tốt nhất, đúng với khả năng mà em đang có”.

Hay như có HS viết còn sai nhiều, cô Oanh phê và chỉ ra lỗi cũng như định hướng để HS khắc phục: “Em biết trình bày câu thơ lục bát. Em viết vần còn sai nhiều lỗi, nhất là tên riêng trong bài. Em cần dành thời gian để đọc bài nhiều lần ở nhà, chú ý từ khó, đồng thời em cũng cần tập trung hơn trong lúc cô phân tích, hướng dẫn từ khó”.

Qua một thời gian ngắn, thấy HS này tiến bộ, cô Oanh ghi lời phê như sau: “Em viết chính tả tiến bộ, trình bày sạch. Cô nhìn thấy sự cố gắng của em trong từng giờ học. Cô rất vui! Hãy tiếp tục rèn luyện, cố gắng hết sức mình để vươn lên trong học tập em nhé!”.

Từ những lời nhận xét đó, nhiều phụ huynh của các em HS lớp 3/1 sau khi tập vở của con đã rất hài lòng, nhiều phụ huynh đã phản hồi lại ý kiến ngay dưới lời phê của cô Oanh. Như vậy có thể nói rằng, phụ huynh đã tham gia vào quá trình đánh giá con mình cùng GV.

Cũng theo cô Oanh, ngoài những ưu điểm giảm áp lực điểm số cho HS lẫn cả phụ huynh thì việc đánh giá bằng lời phê, nhận xét còn có rất nhiều điều tích cực: “Có thể khi mình cho điểm và bên cạnh đó căn dặn điều này, điều kia ở lớp, các em có em nhớ, em quên… nhưng khi giáo viên đã ghi ra tập vở, giấy trắng mực đen rõ ràng, lật trang vở ra lại thấy những lời phê, lời căn dặn, điều này sẽ giúp các em ghi nhớ hằng ngày và tiến bộ rõ rệt”. 

Bên cạnh đó, với hình thức đánh giá mới này, theo cô Oanh, trò và thầy dường như chia sẻ được nhiều hơn, mỗi lời nhận xét như một tâm tư của GV với từng em, thể hiện được cả tình cảm trong đó, nên khi các em đọc và hiểu được thì thấy cô và trò gắn bó gần gũi hơn so với những điểm số cụ thể như trước kia.

Cô Oanh dẫn chứng, trong hai tuần học vừa qua có bài Viết thư, cô Oanh hướng dẫn HS viết thư gửi cho bố ở xa, gửi ông bà, bạn bè thầy cô, thì trong một vài bức thư của các em HS lớp 3/1, có nhiều em đã gửi cô giáo và ghi rằng: Nhờ những lời phê của cô giáo mà con đã tiến bộ hơn trong học tập. Ba mẹ con cũng thường xuyên xem tập vở và giúp con ôn bài. Con cảm ơn cô rất nhiều và sẽ luôn ghi nhớ những lời cô căn dặn. Điều này khiến cô Oanh rất xúc động.

“Ngay từ đầu, nhà trường đã chủ trương không dùng những khung chữ rập khuôn có sẵn như: Con làm đúng. Cô khen con để cộc vào vở HS… 

Điều này có vẻ như có phần mang tính đối phó. Bởi vì sao, vì HS không thể em nào cũng giống nhau được, có em tư duy nhanh nhưng lại không cẩn thận, có em chăm chỉ học nhưng sự nhanh nhạy chưa cao, có em học không tập trung, có em lại chăm chỉ phát biểu, có em ở giờ ngoại khóa năng nổ… 

Vì thế nhà trường luôn động viên và hướng dẫn cho các GV ghi những lời nhận xét phù hợp, chính xác và tỉ mỉ đối với từng em trong từng cuộc họp chuyên môn, họp tổ, bộ môn. 

Rõ ràng để có được những lời nhận xét tâm huyết, đó là sự nỗ lực rất lớn của các GV, là sự tâm huyết của họ đối với nghề, với trò. Và cô Nguyễn Kim Oanh là một ví dụ sinh động, điển hình cho sự nỗ lực và tận tụy đó của trường chúng tôi” - Cô Vũ Ngọc Phượng, Phó hiệu trưởng Trường TH Minh Đạo cho biết.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

ChatGPT đang gây sốt trên toàn thế giới với khả năng giao tiếp tự nhiên và dữ liệu kiến thức khổng lồ.

Người lao động tận dụng ChatGPT

GD&TĐ - ChatGPT là nền tảng công nghệ dạng tổng hợp tri thức và được kiểm chứng - nếu biết sử dụng đúng cách có thể khai thác để phục vụ cho công việc, học tập.
Quân đội Israel tấn công Gaza.

IDF đã sẵn sàng tấn công Rafah

GD&TĐ - Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant cho biết hôm 5/5, quân đội Israel đã sẵn sàng cho cuộc tấn công trên bộ vào thành phố Rafah ở phía nam Gaza.
Hoạt động trải nghiệm “Theo dấu chân người chiến sĩ Điện Biên” tại Tượng đài kéo pháo. Ảnh: NTCC

Hành trình theo 'địa chỉ đỏ'

GD&TĐ - Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT) tỉnh Điện Biên có chất lượng dạy và học đứng đầu trong khối các trường THPT không chuyên của địa phương...
Bạn có thể tận hưởng sự gắn kết thể xác với bạn tình và có một mối quan hệ yêu đương, nhưng vì lý do nào đó, bạn trở nên ít hứng thú với tình dục. (Ảnh: ITN)

Khi nàng rối loạn ham muốn 'yêu'

GD&TĐ - Rối loạn ham muốn ở phụ nữ là một loại rối loạn chức năng tình dục khiến người trong cuộc có rất ít hoặc không có hứng thú với chuyện ấy.