Lợi ích không ngờ của việc tắm nước lạnh

Tắm nước lạnh cũng đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe các bạn hãy tham khảo nhé.

Lợi ích không ngờ của việc tắm nước lạnh

1. Cải thiện tâm trạng

Trị liệu bằng cách tắm lạnh có thể tăng nồng độ beta-endorphin và noradrenaline trong máu và não, có tác dụng chống trầm cảm.

Một nghiên cứu còn cho thấy rằng thường tắm nước lạnh 2-3 phút trong hai tuần có thể cải thiện tâm trạng cho những người tham gia thí nghiệm.

me
Trị liệu bằng cách tắm lạnh có thể tăng nồng độ beta-endorphin và noradrenaline trong máu và não, có tác dụng chống trầm cảm.

2. Làm dịu cơ bắp nhức mỏi

Tắm nước lạnh giúp bạn hồi phục sau khi hoạt động quá sức. Nếu có vùng cơ đau nhức, bạn nên tập trung nước lạnh lên thẳng vùng ấy trong ít nhất năm phút. Điều này giúp tăng máu lưu thông đến vùng bị đau, đem đến chất dinh dưỡng giúp hồi phục cơ bị tổn hại và các mô khác.

3. Cải thiện làn da

Cách tắm tốt nhất cho da là tắm sạch trước với nước ấm, sau đó dùng nước lạnh. Nước lạnh giúp da, lỗ chân lông săn chắc, làm dịu các vùng ửng đỏ, giảm sưng mắt. Da bạn không chỉ nhìn mượt mà và sáng hơn mà còn "ăn trang điểm" hơn.

4. Giúp tóc bóng mượt

Lớp biểu bì trên tóc có thể bị nước ấm nóng làm khô thêm khiến tóc xơ rối. Một lượt xả bằng nước lạnh trước khi dùng dầu xả giúp tóc bóng mượt hơn vì làm các nang tóc co lại, giúp giữ ẩm bên trong.

5. Chống căng thẳng

Tấp nước lạnh lên mặt có thể giúp thư giãn, làm chậm nhịp tim và thậm chí có thể điều hòa nhịp tim nhanh bất thường.

Một nghiên cứu cho thấy người bơi trong nước băng lạnh thường xuyên có mức chịu đựng chống chọi cao với sự căng thẳng vì cơ thể được luyện tập thường xuyên đối phó với các khó khăn.

Những điều cần chú ý khi tắm nước lạnh

Không nên tắm quá lâu

me
Cho dù tắm nước lạnh mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể, tuy nhiên, việc tắm quá lâu lại gây phản tác dụng.

Cho dù tắm nước lạnh mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể, tuy nhiên, việc tắm quá lâu lại gây phản tác dụng. Việc ngâm mình trong nước lạnh quá lâu có thể khiến cho nhiệt độ cơ thể hạ thấp quá mức, ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan, dễ gây ra cảm lạnh, ảnh hưởng đến hoạt động của các mạch máu, huyết áp, dẫn đến ngất xỉu, thậm chí còn có thể gây tử vong.

Người bị sốt không nên tắm nước lạnh

Khi bị sốt, nhiệt độ cơ thể cao trên 38 độ C, các bạn tuyệt đối không nên tắm nước lạnh. Khi đó, nhiệt lượng cơ thể có thể tăng thêm 20%, cơ thể yếu hơn so với thông thường, việc tắm nước lạnh lúc này có thể gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe và dẫn đến nhiều hậu quả xấu.

Không nên:Tắm ngay sau khi ăn cơm

Khi chúng ta vừa ăn xong, dạ dày bắt đầu hoạt động mạnh, phần lớn huyết dịch sẽ tập trung ở dạ dày khiến cho lượng máu ở các cơ quan khác giảm đi. Tuy nhiên, khi đi tắm, các huyết quản nở ra, da và các cơ cần nhiều máu, vì thế sẽ làm thiếu lượng máu ở dạ dày, gây ảnh hưởng đến tiêu hóa. Không chỉ thế, việc đi tắm nước lạnh lúc này rất nguy hiểm, đường huyết đang hạ nên dễ gây ngất xỉu. Vì thế, chúng mình cần nghỉ ngơi ít nhất 1 – 2 giờ sau khi ăn rồi mới tắm.

Không nên: Tắm ngay sau khi vận động

Kể cả vận động thể lực và trí não, chúng ta đều không nên tắm nước lạnh ngay sau khi vận động, vì khi đó, cơ thể vừa hoạt động mệt mỏi, nếu tắm ngay lập tức có thể khiến cho tim và não không được cung cấp đủ máu, có thể dẫn đến ngất xỉu, hôn mê… Các bạn nên nghỉ ngơi một lúc để cơ thể phục hồi sức lực rồi mới tắm.

Không tắm nước lạnh sau khi uống rượu

Khi chúng ta uống rượu, cồn trong rượu có khả năng làm ức chế hoạt động chức năng gan, cản trở sự giải phóng glycogen. Tuy nhiên, tắm lại là cho sự tiêu hao glucose trong cơ thể tăng lên. Điều này gây ra một hệ quả là tắm sau khi uống rượu sẽ khiến cho đường huyết không được bổ sung kịp thời. Nó dẫn đến tình trạng hoa mắt, chóng mặt, toàn thân vô lực, nghiêm trọng hơn còn có thể ngất xỉu do đường huyết thấp nữa đó!

Theo Phunutoday

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...