Lợi ích kép từ chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Điện Biên

GD&TĐ - Nhờ chính sách chi trả DVMTR, tỉnh Điện Biên đã bảo vệ được diện tích rừng hiện có, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng và tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân để cải thiện cuộc sống.

Nhờ chính sách chi trả DVMTR, người dân tich cực tham gia quản lý, bảo vệ rừng.
Nhờ chính sách chi trả DVMTR, người dân tich cực tham gia quản lý, bảo vệ rừng.

Giảm áp lực tới rừng

Trước đây, dù tỉnh Điện Biên cũng đã nỗ lực bằng nhiều cách, tác động từ nhiều phía để người dân nhận thức rõ về lợi ích của rừng, tuy nhiên, trên thực tế, nhiều người dân không mặn mà với rừng, nhất là trong việc trồng và bảo vệ rừng. Đó cũng là lí do khiến cho nhiều năm trước, tỉnh Điện Biên luôn không hoàn thành kế hoạch trồng rừng và các vụ phá rừng thường xuyên xảy ra.

Tình trạng đó đã dần được khắc phục và có sự thay đổi rõ rệt khi nguồn tiền DVMTR được chi trả đến tay các chủ rừng. Tình trạng phá rừng, cháy rừng giảm dần. Tỷ lệ che phủ rừng liên tục tăng qua các năm.

bảo vệ rừng Điện Biên
Người dân xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ tham gia quản lý, bảo vệ rừng.

Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện Chính sách chi trả DVMTR, sự thay đổi lớn nhất ở tỉnh Điện Biên là ý thức, trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng của người dân được nâng cao. Chính sách chi trả DVMTR đã góp phần tăng nguồn lực thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng. Đồng thời, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân, tạo động lực khuyến khích người dân tích cực, chủ động tham gia các hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Nếu năm 2016, tỷ lệ che phủ rừng của Điện Biên chỉ đạt 38,5% (theo báo cáo kết quả kiểm kê rừng giai đoạn 2014 – 2016) thì đến 2020, dù gặp nhiều khó khăn do thiếu nhân lực và diện tích quản lý rừng lớn, song tỷ lệ che phủ rừng của Điện Biên đã đạt 42,66%.

Kết quả đó không chỉ phản ánh nỗ lực của các cấp chính quyền, của cán bộ kiểm lâm mà đồng thời cho thấy ý thức bảo vệ, phát triển rừng của người dân đã ngày càng nâng lên.

Cải thiện sinh kế người dân

Với đồng bào các DTTS ở các huyện vùng cao như Mường Nhé, Nậm Pồ, Tủa Chùa, Mường Chà..., tỷ lệ che phủ rừng tăng lên đồng nghĩa với việc đời sống bà con được nâng lên nhờ nguồn quỹ hỗ trợ từ DVMTR.

bảo vệ rừng Điện Biên
Chính sách chi trả DVMTR góp phần cải thiện đời sống người dân.

Bảo vệ và phát triển rừng hiệu quả, người dân không chỉ có thêm thu nhập mà còn tạo được môi trường sinh thái, môi trường sống cân bằng và bền vững hơn. Mặt khác, khi rừng phát triển thì các loại lâm sản tự sinh sôi, đem lại nhiều lợi ích cho người dân sinh sống nhờ rừng.

Lợi ích kép từ DVMTR còn thể hiện ở việc góp phần quan trọng vào quản lý, khai thác hiệu quả, bền vững tài nguyên đất trong lâm nghiệp, phục vụ cho phát triển kinh tế của địa phương. Cải thiện điều kiện sống, giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn người trên địa bàn vùng sâu, vùng xa của tỉnh Điện Biên và thực hiện thành công chính sách giảm nghèo, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Chính sách chi trả DVMTR đã tạo nguồn tài chính góp phần đầu tư trực tiếp vào việc bảo vệ và phát triển rừng. Qua đó giảm gánh nặng ngân sách cho Nhà nước và thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa nghề rừng.

bảo vệ rừng Điện Biên
Người dân bản Mường Nhé tham gia bảo vệ rừng.

Từ nguồn thu điều phối của Quỹ Việt Nam, thu ủy thác từ các đơn vị nội tỉnh, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Điện Biên đã tiến hành chi trả tiền DVMTR năm 2020 cho các chủ rừng với số tiền trên 166 tỷ đồng. Chính sách chi trả DVMTR đã tạo thu nhập ổn định cho hơn 70.000 hộ dân tham gia bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Riêng với khu vực huyện Mường Nhé, trung bình mỗi hộ dân có thu nhập gần 10 triệu đồng/năm. Đặc biệt, tại bản Tả Ló San, xã Sen Thượng, huyện Mường Nhé, hộ nhận được số tiền cao nhất trên 120 triệu đồng/năm.

Có thể thấy, chính sách chi trả DVMTR không chỉ giúp người dân nâng cao ý thức trong bảo vệ rừng mà còn góp phần tăng thu nhập, tạo động lực để người dân gắn bó, bảo vệ rừng, từng bước thay đổi nhận thức của người dân về vai trò và tác dụng của rừng, nâng tỷ lệ che phủ rừng, cải thiện môi trường sống trên địa bàn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...