Khắc phục bất tiện trong đào tạo truyền thống
Bên sự phát triển của kinh tế cùng với tốc độ phát triển của công nghệ thông tin và khoa học hiện nay, hệ thống đào tạo trực tuyến đã được ra đời và đã mang nhiều lợi ích và đóng góp thành công không nhỏ cho sự vượt tiến của hệ thống giáo dục, mang lại nhiều tiện ích, lợi ích cho cả người dạy lẫn người học. Chính vì thế, giải pháp đào tạo theo hệ thống E-learning đã và đang ứng dụng trên nhiều môi trường khác nhau cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
E-learning là cụm từ viết tắt Electronic Learning - Giáo dục trực tuyến. Đây là phương pháp giáo dục cho phép người dạy và người học truy cập vào hệ thống trực tuyến bằng các thiết bị thông minh có kết nối Internet. Chỉ cần có smartphone, laptop, máy tính bảng hay máy tính để bàn, bạn hoàn toàn có thể tham gia vào chương trình đào tạo trực tuyến mà không cần đến lớp học offline như cách đào tạo truyền thống.
Sự ra đời của E-learning đã khắc phục được tất cả những điểm bất tiện của đào tạo truyền thống, giờ đây bạn có thể tham gia học tập vào các lớp ở bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào mà vẫn đạt được hiệu quả cao.
Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp, đào tạo trực tuyến E-learning đã cho thấy nhiều ưu điểm vượt trội, từng bước đóng góp khá nhiều sự thúc đẩy phát triển của nền giáo dục nói riêng và nền kinh tế nói chung trong thời đại kỷ nguyên công nghệ 4.0.
Đối với hình thức này, người dùng (giảng viên) sẽ sử dụng máy tính để xác định mục tiêu và đánh giá kết quả học tập của học viên/sinh viên. Toàn bộ quá trình học tập sẽ được quản lý bằng máy tính bao gồm các hoạt động như: tạo bài kiểm tra, phân tích kết quả học tập của học viên/sinh viên, lưu trữ hồ sơ,...
Dựa trên nhu cầu và thời gian biểu của người học (học viên/sinh viên), hệ thống E-learning sẽ điều chỉnh các tham số xếp hạng phù hợp nhất. Ngoài ra, một số nền giáo dục cũng ứng dụng hình thức này để lưu trữ truy xuất các công cụ giảng dạy như: tài liệu, thông tin bài giảng và chương trình đào tạo,...
Đây là phương thức học tập kết hợp giữa việc sử dụng máy tính với giảng dạy truyền thống. Ngày nay có rất nhiều trường học ứng dụng hình thức học tập này với các hoạt động như: thuyết trình, làm bài tập nhóm, giảng bài trên powerpoint,...
Tăng tính tương tác
Mục tiêu chính của phương pháp học tập E-learning là tăng tính tương tác giữa học viên/sinh viên và giảng viên, mang đến một không gian học tập sinh động và lôi cuốn nhất. Ngoài ra, với sự hỗ trợ của máy tính, giảng viên có thể tạo ra những bài giảng chất lượng, còn học viên/sinh viên sẽ được kích thích trí tưởng tượng và sáng tạo của mình.
Khi học trực tuyến đồng bộ trên hệ thống E-learning, học viên/sinh viên được phép tham gia các hoạt động học tập theo thời gian thực ở bất kỳ nơi đâu. Phương pháp này giúp quá trình tương tác giữa học viên/sinh viên và giảng viên trở nên hiệu quả, nhanh chóng hơn.
Tại Trung tâm Đào tạo từ xa Đại học Thái Nguyên, năm 2013, Trung tâm triển khai chương trình đào tạo cử nhân trực tuyến (E-learning) với 5 chuyên ngành đào tạo: Luật kinh tế, Kế toán tổng hợp, Quản trị kinh doanh, Công nghệ thông tin, Tài chính ngân hàng tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
PGS.TS Nguyễn Hữu Công – Phó Giám đốc Đại học Thái Nguyên, Giám đốc Trung tâm đào tạo từ xa chia sẻ: Đại học Thái Nguyên đã đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, trang bị phòng sản xuất học liệu với kinh phí trên 60 tỷ đồng để chuyên sản xuất học liệu phục vụ cho công tác đào tạo Elearning….Các chương trình đào tạo Elearning chủ yếu tập trung vào nhóm ngành Kinh tế, Khoa học xã hội, ít thực hành thí nghiệm đã được các trường thành viên đào tạo truyền thống và các ngành này cũng sẽ được kiểm định theo bộ tiêu chuẩn đánh giá của Bộ GD&ĐT để đảm bảo chất lượng.
Công tác đào tạo từ xa phát triển theo hai hướng là đào tạo từ xa truyền thống kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến. Trong đó, trung tâm đặc biệt tập trung đào tạo elearning với các chuyên ngành đào tạo theo nhu cầu của xã hội.