Lối đi nào cho Bùi Tiến Dũng tại đội tuyển Việt Nam

GD&TĐ - Việc không có tên trong danh sách đăng kí tham dự King"s Cup 2019 đã làm nhiều người đặt dấu hỏi lớn cho tương lai của thủ môn Tiến Dũng - người từng là ngôi sao sáng trong lứa U23 Việt Nam thi đấu tại vòng chung kết U23 châu Á năm 2018.  

Ảnh: Internet
Ảnh: Internet

Bắt chính trong tất cả các trận đấu của U23 Việt Nam tại VCK U23 châu Á 2018, sát cánh cùng các đồng đội mang màu cờ đỏ sao vàng đến với trận chung kết lịch sử và chỉ chịu thua một Uzbekistan vượt trội hơn về mọi mặt. Thủ môn Bùi Tiến Dũng cho thấy mình là một bức tường vững chắc trong khung gỗ, có thể trở thành người gác đền của đội tuyển Việt Nam trong tương lai.

Trở lại màu áo Thanh Hóa sau thành công trong màu áo U23, Tiến Dũng ngay lập tức được CLB trao suất bắt chính, anh đã thế hiện khá tốt nhưng bất ngờ phong độ của thủ môn 22 tuổi này lại tụt dốc không phanh, anh liên tiếp mắc những sai lầm nghiêm trọng nhiều lần làm vụt mất chiến thắng của đội bóng xứ Thanh.

Sai lầm cá nhân đã ngay lập tức đẩy Tiến Dũng xuống băng ghế dự bị, tuy được trao cơ hội bắt chính ở một số trận tại V-League nhưng những màn thể hiện của thủ môn này vẫn không làm ban huấn luyện hài lòng.

Trong kì AFF 2018, HLV Park Hang Seo đã tin tưởng triệu tập người học trò của mình lên đội tuyển thế nhưng với phong độ rất cao của Đăng Văn Lâm và cả Nguyễn Tuấn Mạnh thì Tiến Dũng vẫn không thể cạnh tranh một suất bắt chính. Bùi Tiến Dũng không ra sân một phút nào tại AFF Suzuki cup 2018.

Nhiều Fan hâm mộ đã bày tỏ lo lắng khi thủ môn xứ Thanh không tập trung vào luyện tập thi đấu mà tham gia quá nhiều vào các hoạt động ngoài bóng đá, đó là lí do phong độ của anh sa sút nghiêm trọng.

Không có tên trong danh sách đăng kí thi đấu tại King"s Cup 2019 là điều nhiều người đã dự đoán từ trước với những màn trình diễn của thủ môn này, khi Tiến Dũng không nằm trong Top những thủ môn tại V-League.

Muốn trở lại với phong độ mà anh đã từng có thì Tiến Dũng phải tập luyện thật tập trung, thể hiện hết mình trong những lần được trao cơ hội ra sân, nếu không tài năng của thủ môn này sẽ chỉ như bông hoa chớm nở nhưng cũng mau tàn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà thơ Mai Văn Phấn đọc thơ tại Thư viện Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: NVCC

Khi thơ đương đại vẫy gọi, quyến rũ

GD&TĐ - Sáng tác thơ trong bối cảnh hiện nay, khi các nguyên tắc cổ điển ngày càng được nới lỏng để phù hợp với sự thay đổi trong tư duy và thị hiếu thẩm mỹ