Loạt nghệ sĩ nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú rời xa cõi tạm năm 2021

GD&TĐ - Năm 2021 đã chứng kiến sự ra đi mãi mãi của loạt nghệ sĩ tài năng và tên tuổi của Việt Nam.

Nghệ sĩ nhân dân Trung Kiên qua đời ngày 27/1

Vào sáng ngày 27/1, do tuổi già sức yếu Nghệ sĩ nhân dân Trung Kiên đã qua đời tại nhà riêng. Ông hưởng thọ 82 tuổi. 

Nghệ sĩ nhân dân Trung Kiên sinh năm 1939 tại Kiến Xương, Thái Bình, là con trai của nhà cách mạng Nguyễn Danh Đới. Nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Trung Kiên, từng giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin, ông là giáo sư, Nghệ sĩ Nhân dân, ca sĩ nổi tiếng. 

Ông là giọng ca nam cao nổi tiếng của dòng nhạc cách mạng với các bài hát như: Đất nước trọn niềm vui, Phất cờ nam tiến, Cô lái tàu, Tình ca, Gặp nhau trên đỉnh Trường Sơn, Chào sông Mã anh hùng, Quà tháng năm dâng Người, Bài ca Trường Sơn, Hồ Chí Minh đẹp nhất tên người…

Nghệ sĩ nhân dân Trung Kiên kết hôn với ca sĩ - giảng viên Nhạc viện Hà Nội Thanh Nga, và có con trai là nhạc sĩ Quốc Trung.

Nghệ sĩ nhân dân Hoàng Dũng qua đời ngày 14/2

Loạt nghệ sĩ nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú rời xa cõi tạm năm 2021 ảnh 1

Chiều 14/2, Nghệ sĩ nhân dân Hoàng Dũng đã qua đời tại bệnh viện Huyết học Trung ương (Hà Nội) sau thời gian chữa trị ung thư, hưởng thọ 65 tuổi.

Căn bệnh ung thư mà Nghệ sĩ nhân dân Hoàng Dũng mắc phải là một loại bệnh của các tế bào. Bệnh này là sự phát triển không bình thường của các tế bào, có xu hướng tăng sinh nhanh chóng về số lượng một cách không kiểm soát được và trong một số trường hợp, chúng di căn (lan tràn tới các cơ quan ở xa).

Khi bị bệnh ung thư, các khối u ác tính xâm lấn vào các tổ chức lành xung quanh giống như hình “con cua” hay rễ cây bám trong đất. Tế bào ung thư phát triển vô tổ chức, vô hạn độ, ảnh hưởng xấu lên cơ thể và cuối cùng gây chết cho cơ thể đó.

Theo chia sẻ của Nghệ sĩ nhân dân Hoàng Dũng, căn bệnh viêm cơ mà ông mắc phải khiến ông chỉ ho chút đã thấy đau, mỗi ngày ngủ được 2 tiếng, việc ngồi dậy cũng trở nên khó khăn. Dù vậy, ông luôn giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan trong những ngày cuối cuộc đời và hết mình với công việc khiến người hâm mộ lẫn bạn bè, nghệ sĩ đồng nghiệp đều không khỏi xót xa.

Nghệ sĩ nhân dân Trần Hạnh qua đời ngày 4/3

Loạt nghệ sĩ nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú rời xa cõi tạm năm 2021 ảnh 2

Nghệ sĩ nhân dân Trần Hạnh qua đời rạng sáng 4/3 tại nhà riêng ở Hà Nội, khép lại cuộc đời nghệ sĩ mấy chục năm cống hiến cho nghệ thuật.

Là gương mặt nghệ sĩ gạo cội, nhưng ông lại lận đận để có được danh hiệu nghệ sĩ nhân dân. Ông được phong tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tú năm 1984, nhưng mãi tới 2019 mới được phong tặng nghệ sĩ nhân dân.

Nghệ sĩ nhân dân Trần Hạnh sinh năm 1929 tại Hà Nội, là nghệ sĩ gạo cội, gắn bó với Nhà hát Kịch Hà Nội từ khi tốt nghiệp tới nghỉ hưu năm 1989. Trên sân khấu, nghệ sĩ Trần Hạnh có nhiều vai diễn xuất sắc qua với vở như “Lam Sơn tụ nghĩa”, “Tiền tuyến gọi”, “Già kén”, “Âm mưu và tình yêu”.

Không chỉ nổi tiếng trên sân khấu, Nghệ sĩ nhân dân Trần Hạnh gắn với nhiều tác phẩm điện ảnh và truyền hình như “Chiếc bình tiền kiếp”, “Tướng về hưu”, “Truyện cổ tích tuổi 17”, “Nước mắt đàn bà”, “Cuốn sổ ghi đời”, “Hãy tha thứ cho em”, “Ngõ lỗ thủng”, “Làng nổi”, “Bão qua làng”. Năm 2017, ông còn tham gia một vai nhỏ trong phim điện ảnh “Cha cõng con”.

Nghệ sĩ ưu tú Thế Bình qua đời ngày 5/9

Loạt nghệ sĩ nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú rời xa cõi tạm năm 2021 ảnh 3

Hồi 19 giờ ngày 5/9/2021, thông tin Nghệ sĩ ưu tú Thế Bình qua đời ở tuổi 66 đã khiến nhiều người không khỏi xót xa, bàng hoàng.

Trước khi về Đoàn kịch Công an nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú Thế Bình là diễn viên của Đoàn kịch Tổng cục Chính trị. Đến với sân khấu kịch từ năm 1973, đến nay, ông đã có trong gia sản hai huy chương vàng, khá nhiều huy chương bạc trong các kỳ hội diễn sân khấu; Huy chương vì sự nghiệp sân khấu...

Ngoài ra, Nghệ sĩ ưu tú Thế Bình là gương mặt quen thuộc của điện ảnh và phim truyền hình. Ông tham gia vai đầu tiên trong phim "Chị Nhàn" từ năm 1975. Sau đó là vai Tư lệnh Phòng không Không quân trong phim "12 ngày đêm" của Nghệ sĩ nhân dân Bùi Đình Hạc, cùng năm đó vào vai Đại tá, Tỉnh trưởng ngụy trong phim "Tiếng cồng định mệnh" (đạo diễn Nguyễn Khắc Lợi), rồi vai Thiếu tướng thông tin trong phim "Giải phóng miền Nam" (đạo diễn Long Vân).

Sau đó Nghệ sĩ ưu tú Thế Bình vào vai Trưởng phòng Cảnh sát Hình sự trong những seri phim truyền hình dài tập: "Cổ cồn trắng", "Chạy án", "Kẻ giấu mặt", "Biệt thự màu tro lạnh"…

Nghệ sĩ nhân dân Ngô Mạnh Lân qua đời ngày 15/9

Loạt nghệ sĩ nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú rời xa cõi tạm năm 2021 ảnh 4

Nghệ sĩ nhân dân, họa sĩ Ngô Mạnh Lân đã qua đời chiều ngày 15/9, ở tuổi 87. Sự ra đi của ông đã để lại niềm tiếc thương vô hạn đối với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và công chúng.

Ông sinh năm 1934 tại xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội, được trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân (Nghệ sĩ nhân dân) năm 1997 và Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007.

Nghệ sĩ nhân dân Ngô Mạnh Lân là một trong số những người đặt nền móng cho thể loại phim hoạt hình Việt Nam.

Từ khi còn là một họa sĩ, ở tuổi đời còn rất trẻ, ông đã được thầy giáo của mình là cố danh họa Tô Ngọc Vân khen ngợi về sự chuẩn mực và chỉn chu trong từng nét vẽ.

Nghệ sĩ nhân dân Ngô Mạnh Lân đã giành nhiều giải thưởng lớn Bông sen vàng, Bông sen bạc, các bằng khen của ban giám khảo tại các kỳ liên hoan phim Việt Nam và một số giải thưởng quốc tế như Bồ nông bạc tại Liên hoan phim Hoạt hình quốc tế ở Mamaia (Romania) năm 1966 cho phim "Mèo Con", "Bồ câu vàng" tại Liên hoan phim quốc tế Leipzig, Cộng hòa Dân chủ Đức (1970) cho phim "Chuyện ông Gióng".

Nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Tiến qua đời ngày 27/11

Loạt nghệ sĩ nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú rời xa cõi tạm năm 2021 ảnh 5

Nhạc sĩ, Nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Tiến - tác giả bài hát "Hoa cau vườn trầu" đã qua đời đêm 27/11 sau thời gian dài chữa bệnh, hưởng thọ 68 tuổi.

Ông tên thật là Nguyễn Văn Tiến, sinh năm 1953 tại Thành phố Nam Định, trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật. Ông nội là nghệ nhân đàn bầu, cha là nghệ sĩ đàn bầu Nguyễn Tiếu, công tác tại Nhà hát Ca múa nhân dân Trung ương. Từ nhỏ, Nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Tiến và em gái song sinh là Nghệ sĩ ưu tú Thúy Đạt (nguyên nghệ sĩ, BTV Âm nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam) được cha dạy và chơi thành thạo nhiều nhạc cụ dân tộc.

Đại tá, Nhạc sĩ, Nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Tiến được Nhà nước tặng 3 Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất - Nhì - Ba, Huy chương Chiến dịch Hồ Chí Minh, Huy chương Quân kỳ Quyết thắng, Huy chương Hữu nghị Việt - Lào, Huy chương “Vì thế hệ trẻ”.

Và nhiều thành tích khác như: Huy chương Vàng quốc tế với bài “Ru con Nam Bộ” năm 1973 ở Berlin (Cộng hòa Dân chủ Đức), tác phẩm “Dời đô, ngàn năm còn mãi” được trao giải Nhất Giải thưởng Âm nhạc quốc gia của Hội Nhạc sĩ Việt Nam nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Năm 1977, nhạc sĩ Nguyễn Tiến được phong danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú. Năm 2012 ông được phong danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân. Và cũng năm 2012, ông vinh dự được trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.