Tại Trung Quốc có một loại cây thường mọc trên núi, quả của nó thường được giấu trong đất. Vì là loại quả dại mọc tự nhiên theo mùa nên không phải lúc nào người ta cũng có thể tìm thấy.
Loại trái cây hoang dã này mọc rải rác ở nhiều nơi nên nó không có tên chính xác. Người ta đặt tên chúng dựa vào mùi vị hoặc hình dạng, thường được gọi là dưa hoang.
Loại quả dại này trông như quả táo gai, mọc trên những dây leo bám vào cây bụi và cỏ dại trên các sườn núi. Ở khu vực sông dương Tử là nơi chúng mọc rất nhiều.
Hằng năm, cứ độ tháng 8 là quả bắt đầu chín rộ và tỏa mùi thơm rất quyến rũ. Người dân khi đi vào rừng vào thời gian này, họ sẽ ngửi thấy mùi thơm cách vài chục mét.
Vào mùa dưa hoang chín, trẻ em và người lớn sẽ cùng nhau vào rừng bới dưới đám cỏ khô để nhặt chúng. Chỉ cần tinh ý một chút khi ngửi thấy mùi thơm thoang thoảng là đã có thể tìm thấy rất nhiều quả dưa hoang rụng đầy dưới cỏ.
Những quả này không bị chôn sâu mà chỉ bị phủ cỏ cây khô phía trên, khi gỡ lớp cỏ ra là đã thấy những quả dưa hoang chín đỏ. Khi nhặt chúng về, không cần phải rửa mà chỉ cần dùng dao bổ ra, bên trong là lớp thịt có vị chua ngọt, giòn giòn mùi rất thơm.
Dưa hoang chứa nhiều chất xơ, axit amin, vitamin và nhiều nguyên tố vi lượng khác, có tác dụng chữa bệnh thấp khớp, điều trị vết bầm tím và rắn độc cắn.