Loại bỏ hàng rong quanh cổng trường

GD&TĐ - Mặc dù, các cơ quan chức năng đã thực hiện nhiều giải pháp, các phương tiện thông tin đại chúng cũng đã lên tiếng về vấn nạn hàng quán rong khu vực cổng trường, thế nhưng dạo quanh một vòng qua một số trường học dường như ai cũng bắt gặp cảnh quen thuộc, học sinh bủa vây xung quanh những quán bán hàng ăn bên lề đường, trên vỉa hè khu vực cổng trường.

Loại bỏ hàng rong quanh cổng trường

Tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Làm một cuộc khảo sát tại các trường học trên địa bàn Hà Nội, chúng tôi nhận thấy hầu như khu vực xung quanh cổng trường bao giờ cũng là nơi tập trung rất nhiều hàng quà phục vụ học sinh từ hàng xôi, bánh mỳ, chả xiên, nem rán, bánh khoai, bánh chuối, pho mai que, xúc xích, bỏng ngô, bim bim, mì giòn, bắp rang bơ, kẹo bông, thịt xiên nướng…. cho đến các hàng giải khát như trà sữa trân châu, chè đậu đen, sữa chua, nước ép trái cây... Việc phục vụ cũng rất đa dạng, từ hàng quán cố định đến những người xách đồ nghề di động, hay thồ bếp để rán nem trên xe đạp bán dạo.

Có một điều dễ nhận thấy đó là những hàng quán trước cổng trường có giá rất rẻ nên việc mua một vài món quà vặt, làm “ấm” dạ dày sau mỗi giờ vào lớp hay nghỉ giải lao đối với các em không phải là chuyện quá khó. Chỉ với 2.000 - 5.000 đồng là học sinh có thể mua được ô mai, thịt bò khô, cá cơm xào cay... đựng trong các gói nilon nhỏ, không đề cơ sở sản xuất, hạn sử dụng.

Theo quan sát của chúng tôi, các cơ sở bán thức ăn nhanh vỉa hè thường chế biến thức ăn từ những nguyên liệu không có nguồn gốc rõ ràng, các thực phẩm chỉ được đóng gói trong một túi nilon màu trắng và không có ghi nơi sản xuất, hạn sử dụng và do bày bán ở vỉa hè nên không có đủ nước sạch để rửa dụng cụ chế biến và đựng đồ ăn, ý thức vệ sinh của cá nhân người bán hàng còn nhiều hạn chế.

Chỉ với một cái bếp than đặt ngay gần rãnh thoát nước, đông người qua lại, vậy mà hàng chả xiên ở gần một số trường lúc nào cũng đông khách. Người bán hàng vô tư vừa xiên thịt nướng vừa nhận tiền của khách bằng bàn tay cáu bẩn, nhớp nháp mỡ. Rồi các hàng chè, nước mía, bánh khoai, bánh chuối... được bày bán ngay bên lề đường đầy bụi mù mịt. Những bát chè bày trên mặt bàn gỗ cũ kỹ, cách nền đất khoảng 50cm không được che đậy, ruồi bu bám... trông rất mất vệ sinh, mà chỉ nhìn bằng mắt thường cũng đủ thấy tiềm ẩn đầy nguy cơ ngộ độc thực phẩm khiến ai cũng giật mình lo lắng.

Mới đây, Chi cục An toàn thực phẩm Hà Nội đã tiến hành kiểm tra tại các cổng trường tiểu học, THCS trên địa bàn 5 quận cho thấy, 100% mặt hàng đồ ăn bán rong đều không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, được chế biến từ nguyên liệu không rõ nguồn gốc, không đảm bảo điều kiện vệ sinh chế biến.

Cần sự chung tay vào cuộc

Có thể nói sự xuất hiện tràn lan, xô bồ của hàng quán vây quanh trường học không chỉ không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, mà những quán hàng ăn ven các cổng trường học đã ngang nhiên lấn chiếm hành lang vỉa hè, gây mất trật tự xã hội và mỹ quan đô thị, gây ảnh hưởng không nhỏ nền nếp học tập của học sinh. Trong khi cả xã hội đang quyết liệt đấu tranh với vấn nạn thực phẩm bẩn len lỏi vào bữa cơm của mỗi gia đình, thì nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn hiện hữu hằng ngày, hằng giờ ngay trước các cổng trường.

Phớt lờ các quy định của pháp luật, những chiếc xe lưu động, những gánh hàng rong bày bán các loại đồ ăn nhanh, thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ vẫn bủa vây các cổng trường học đang thực sự là nỗi lo không của riêng ai. Vì thế việc dẹp bỏ các quầy hàng rong trước cổng trường là vô cùng cần thiết để bảo đảm sức khỏe cho học sinh.

Để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc từ những món quà vặt trước cổng trường học, các cơ quan chức năng cần tích cực phối hợp, sớm đưa ra những giải pháp mang tính lâu dài và để chấm dứt tình trạng hàng quán bày bán tràn lan trước các cổng trường học, nhất là cần có những biện pháp mạnh với các tổ chức, cá nhân bán hàng vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trong khi chờ đợi một giải pháp có hiệu quả hơn cho vấn đề này, mỗi nhà trường cần có biện pháp tuyên truyền phổ biến cho học sinh về vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời có những giải pháp thiết thực như xây dựng hệ thống căng tin hợp vệ sinh phục vụ nhu cầu ăn uống cho học sinh, kết hợp với gia đình trong việc giáo dục, tạo thói quen không ăn quà vặt cho học sinh khi tới trường.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.
Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.