Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca bị tạm giữ:

'Lộ sáng' hành vi trốn thuế, mua bán trái phép hóa đơn

GD&TĐ - Năm 2021, Công an tỉnh Quảng Ninh phát hiện một số sai phạm trong đấu thầu mua bán vật tư, thiết bị tại một doanh nghiệp nhiệt điện trên địa bàn.

Một số đối tượng trong vụ án mua bán trái phép hóa đơn nghìn tỷ bị Công an TP Hà Nội triệt xóa.
Một số đối tượng trong vụ án mua bán trái phép hóa đơn nghìn tỷ bị Công an TP Hà Nội triệt xóa.

Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca bị tạm giữ để điều tra dấu hiệu vi phạm pháp luật khi Công an tỉnh Quảng Ninh mở rộng điều tra vụ án trốn thuế, mua bán trái phép hoá đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước xảy ra tại tỉnh Quảng Ninh và TP Hải Phòng. Trong vụ án này, ông Ca bị tình nghi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Từ sai phạm đấu thầu mua bán vật tư, thiết bị…

Năm 2021, Công an tỉnh Quảng Ninh phát hiện một số sai phạm trong đấu thầu mua bán vật tư, thiết bị xảy ra tại một doanh nghiệp nhiệt điện trên địa bàn. Căn cứ kết quả điều tra, ngày 28/4/2022 Công an tỉnh Quảng Ninh đã khởi tố vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.

Trong quá trình điều tra vụ án trên, cơ quan điều tra đã khởi tố các bị can là cán bộ doanh nghiệp về tội “Tham ô tài sản”, đồng thời làm rõ thêm đường dây “Mua bán trái phép hóa đơn” nhằm mục đích trốn thuế.

Thực hiện ý kiến của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Quảng Ninh, Công an tỉnh Quảng Ninh tiến hành điều tra mở rộng vụ án “Trốn thuế và mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước” xảy ra tại Quảng Ninh và Hải Phòng.

Từ đó ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh tạm giữ đối với một số người có liên quan, trong đó có Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Nguồn tin cho biết, ông Đỗ Hữu Ca không phải đối tượng trực tiếp thực hiện hành vi “Trốn thuế, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước” nhưng bị tình nghi có dấu hiệu hứa giúp đỡ một số đối tượng liên quan vụ án nêu trên.

Trước vụ án trốn thuế và mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước mà Công an tỉnh Quảng Ninh đang điều tra, Công an tỉnh Phú Thọ cũng đã triệt phá thành công đường dây mua bán trái phép hóa đơn điện tử có quy mô rất lớn (lên đến 25.000 tỷ đồng).

Công an Phú Thọ đã khởi tố, bắt tạm giam 5 bị can để làm rõ các tội mua bán trái phép hóa đơn điện tử và làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức. Bị can cầm đầu được xác định là Nguyễn Minh Tú (30 tuổi) và Võ Tấn Lộc (25 tuổi), cùng trú phường Tam Phú, TP Thủ Đức, TPHCM.

Hai đối tượng thông qua mạng xã hội Zalo để mua 228 công ty có người đại diện theo pháp luật đều sử dụng giấy tờ giả ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước (chủ yếu ở TPHCM và Hà Nội). Sau đó, các đối tượng thiết lập mạng lưới “chân rết” trung gian khoảng trên 400 người tìm kiếm các đơn vị có nhu cầu và bán hóa đơn điện tử cho rất nhiều đơn vị, doanh nghiệp.

Để hợp thức thủ tục thanh toán qua ngân hàng cho các hóa đơn đã bán, Tú và Lộc thành lập nhiều công ty tài chính, sử dụng Zalo, sim rác đăng ký ứng dụng Intenet banking chuyển tiền cho các đối tượng trung gian làm thủ tục thanh toán.

Đối với các hóa đơn cần hồ sơ chứng minh nguồn gốc như: Đất, cát, sỏi, gỗ, xăng dầu, thực phẩm... Tú đã thông qua mạng Internet mua 32 con dấu giả của các cơ quan có thẩm quyền để thiết lập các hồ sơ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa ghi trên các hóa đơn khống chuyển cho doanh nghiệp mua hóa đơn.

Bước đầu, Công an tỉnh Phú Thọ xác định các đối tượng trong đường dây đã thu lời bất chính khoảng trên 1.200 tỷ đồng và gây thiệt hại về thuế lên đến trên 2.500 tỷ đồng.

Trong số tiền thu lợi bất chính, cơ quan công an xác định Tú và Lộc thu lợi bất chính hơn 252 tỷ đồng. Các đối tượng trung gian trong hệ thống (F1, F2, F3...) hưởng lợi bất chính số tiền khoảng 750 tỷ đồng.

Dùng công ty “ma” làm bình phong

Một số đối tượng trong vụ án mua bán trái phép hóa đơn lớn nhất cả nước bị Công an tỉnh Phú Thọ triệt xóa.

Một số đối tượng trong vụ án mua bán trái phép hóa đơn lớn nhất cả nước bị Công an tỉnh Phú Thọ triệt xóa.

Một trong những thủ đoạn hay được sử dụng để thực hiện hành vi mua bán trái phép hóa đơn là việc thành lập ra các công ty “ma” để làm bình phong. Những công ty này được hiểu là các doanh nghiệp chỉ tồn tại trên giấy tờ, không có hoạt động kinh doanh với mục đích để gian lận thuế hoặc mua bán hóa đơn… và loại hình thường thấy là công ty TNHH.

Lý do là bởi thủ tục thành lập công ty TNHH có chi phí thấp, đơn giản, dễ dàng… tạo kẽ hở cho các đối tượng thành lập loạt doanh nghiệp và nhờ người thân hoặc thuê người đứng tên giám đốc.

Với thủ đoạn tương tự, Tô Sĩ Lực (41 tuổi), trú tại Nam Trung Yên, Cầu Giấy, Hà Nội đã cùng 13 đối tượng khác thực hiện hành vi mua bán hóa đơn với quy mô trên 1.000 tỷ đồng. Đường dây này đã bị Công an Hà Nội triệt xóa trong năm 2021.

Theo tài liệu điều tra, năm 2017, các đối tượng mua lại pháp nhân nhiều công ty với giá từ 15 - 20 triệu đồng/công ty, sử dụng CCCD, CMND của người khác đứng tên giám đốc, ký giả chữ ký giám đốc để quản lý hồ sơ pháp nhân, con dấu công ty, hóa đơn.

Họ biến các công ty này thành công ty “ma”, sau đó không tổ chức hoạt động kinh doanh mà chỉ dùng để mua bán trái phép hóa đơn để thu lời bất chính.

Hóa đơn các đối tượng sử dụng để bán chủ yếu là hóa đơn điện tử (có chế độ bảo mật cao), sử dụng những người có trình độ nghiệp vụ kế toán tốt để kê khai cân đối báo cáo tài chính các kỳ tính thuế.

Đồng thời, các đối tượng sử dụng các ứng dụng mạng xã hội như Telegram, Viber, Zalo… để liên lạc với nhau, mục đích tránh sự phát hiện của cơ quan thuế và cơ quan công an.

Tô Sĩ Lực phân công một số đối tượng cấp dưới thực hiện các nhiệm vụ như: Soạn thảo hợp đồng, chứng từ, viết hóa đơn giấy, làm hóa đơn điện tử, báo cáo thuế, giao nhận với khách, giao dịch rút, chuyển tiền ngân hàng… để hợp thức hoạt động mua bán trái phép hóa đơn. Số đối tượng này được trả lương từ 7 triệu - 8 triệu đồng/tháng/người.

Quá trình hoạt động mua bán trái phép hóa đơn, đối tượng cầm đầu thông qua số đối tượng môi giới để kết nối với các đơn vị có nhu cầu mua hóa đơn hợp thức hàng hóa đầu vào không có nguồn gốc hoặc hồ sơ vay vốn ngân hàng...

Các đối tượng môi giới mua hóa đơn với giá từ 2% - 4% tổng giá trị tiền hàng trước thuế ghi trên hóa đơn, sau đó bán lại cho khách với giá 8% - 8,5% tổng giá trị tiền hàng trước thuế ghi trên hóa đơn. Việc thanh toán bằng hình thức trả tiền mặt hoặc chuyển vào tài khoản cá nhân của các đối tượng.

Sơ bộ thống kê giá trị hàng hóa trước thuế ghi trên các hóa đơn mà các đối tượng bán ra cho khách hàng lên đến 1.000 tỷ đồng. Trong đó, các đối tượng hưởng lợi hàng chục tỷ đồng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống THAAD của Mỹ.

Kích hoạt vụ phóng Oreshnik mới

GD&TĐ - Theo Reuters, lực lượng tên lửa Nga có thể phóng tiếp tên lửa Oreshnik vào Ukraine, sau khi bị Kiev tập kích lãnh thổ bằng ATACMS.

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.