Lo ngại lợn nuôi ở Hưng Yên tăng mỗi ngày 1 kg bằng thức ăn biến đổi gen

GD&TĐ - Mới đây, lãnh đạo UBND tỉnh Hưng Yên lo ngại về thực phẩm biến đổi gen lẫn trong thức ăn chăn nuôi khiến heo, cá tăng trọng nhanh, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe bởi cá nuôi 1 tháng tăng 1kg, heo 1 ngày tăng 1kg.

Lo ngại lợn nuôi ở Hưng Yên tăng mỗi ngày 1 kg bằng thức ăn biến đổi gen

Mới đây, lãnh đạo UBND tỉnh Hưng Yên kiến nghị Bộ NN&PTNT ưu tiên nghiên cứu các vấn đề về an toàn thực phẩm, nhất là vấn đề về thực phẩm biến đổi gen trong hội nghị tổng kết ngành nông nghiệp năm 2020 diễn ra vào cuối tháng 12/2020 vừa qua.

Theo thông tin Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Hưng Yên Nguyễn Duy Hưng đi khảo thực tế cho thấy, bà con nuôi cá có thức ăn là cám, bột ngô Mỹ, bột đậu tương của Mỹ... Khi nuôi vật nuôi với bột biến đổi gen này, cá chỉ nuôi trong 7 tháng đã đạt 8kg, nghĩa là một tháng tăng 1kg, còn nuôi heo thì một ngày tăng 1kg.

Điều này làm dấy lên lo ngại về thực phẩm biến đổi gen có lẫn trong thức ăn chăn nuôi khiến heo, cá tăng trọng nhanh, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

Thực phẩm biến đổi gen (GMO) là gì?

Thực phẩm biến đổi gen (hay còn gọi là GMO) là những loại thực phẩm được trồng từ hạt giống đã được biến đổi gen - DNA, hiện nay đã áp dụng đối với đậu tương, ngô, hoặc các loại thực vật khác. 

Theo Trung tâm an toàn thực phẩm Mỹ, các loại hạt giống biến đổi gen đang được sử dụng để canh tác tới 90% sản lượng ngô, đậu nành và bông tại Mỹ.

Theo báo cáo của Tổ chức quốc tế về tiếp thu các ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp (ISAAA) vào tháng 2 năm 2014 năm 2013 đã có trên 18 triệu nông dân ở 27 nước trồng cây biến đổi gen, tăng 5 triệu ha, tương đương 3% diện tích canh tác cây trồng biến đổi gen.

Lo ngại lợn nuôi ở Hưng Yên tăng mỗi ngày 1 kg bằng thức ăn biến đổi gen ảnh 1

Hiện nay, một số thực phẩm biến đổi gen phổ biến gồm ngô, đậu nành, khoai tây, củ cải đỏ, củ sắn, đu đủ, cà chua, bí đỏ hoặc một số loại thực vật khác...

Những loại thực phẩm này đã được sử dụng làm thực phẩm trong các bữa ăn trong gia đình như ngô ngọt, bánh mỳ, salad làm từ thực phẩm biến đổi gen,...

Việc tạo ra các loại hạt giống biến đổi gen với nhiều mục đích như tăng khả năng kháng lại sâu bệnh hoặc để cây trồng cứng cáp hơn; sản phẩm thu được có màu sắc đẹp hơn, vòng đời lâu hơn hoặc để tạo ra những loại thực vật không hạt như dưa hấu và nho… hoặc một số loại thực vật biến đổi gen cũng chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng cao hơn như protein, canxi và folat.

Thực phẩm biến đổi gen có ảnh hưởng đến con người?

Theo Cơ quan Quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA), các loại thực phẩm từ thực vật biến đổi gen cần phải đáp ứng quy định an toàn như các loại thực phẩm không biến đổi gen.

Để đánh giá mức độ an toàn của thực phẩm biến đổi gen cần được đánh giá đối với từng loài cụ thể và không thể đưa ra được một khẳng định chung về tất cả các loại thực phẩm biến đổi gen có an toàn hay không.

Các nhà khoa học đã có khoảng 600 nghiên cứu tập trung vào thực phẩm biến đổi gen, xem xét đến calo, đạm, chất béo và vitamin. Phần lớn các nghiên cứu cho thấy thực phẩm biến đổi gen có giá trị dinh dưỡng bằng với thực phẩm hữu cơ nhưng lại gần như không đề cập đến tính an toàn cho sức khỏe con người.

Theo WHO, những thực phẩm biến đổi gen trên thị trường quốc tế hiện nay phải trải qua giai đoạn đánh giá an toàn rất nghiêm ngặt và thường sẽ không gây ra nguy cơ gì với sức khỏe con người. Ghi nhân ở một số quốc gia chấp nhận sử dụng thực phẩm biến đổi gen, cũng chưa có được ảnh hưởng nào lên sức khỏe con người do tiêu thụ thực phẩm biến đổi gen cả.

Nhắc đến thực phẩm biến đổi gen, tại Việt Nam, trước đó, cũng đã có nhiều ý kiến gây tranh cãi về loại thực phẩm này có ảnh hưởng cho sức khỏe cho người hay không, và cũng chưa có chứng cứ khoa học nào khẳng định sử dụng thực phẩm biến đổi gen có hại cho sức khỏe.

Hiện vẫn chưa có chứng cứ khoa học nào khẳng định sử dụng thực phẩm biến đổi gen có hại cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, vẫn có nhiều quan ngại về những ý kiến cho rằng thực phẩm biến đổi gien có thể gây dị ứng, ức chế miễn dịch, kháng kháng sinh hay ung thư.

Do đó, trong kinh doanh, việc dán nhãn để người tiêu dùng biết là rất cần thiết. 

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, các loại rau quả hữu cơ không được phép trồng bằng hạt giống biến đổi gen, các loại thịt dán nhãn thịt sạch không được giết mổ từ những động vật đã được nuôi bằng thực vật biến đổi gen, và các loại đồ ăn sẵn hữu cơ đều không có chứa nguyên liệu biến đổi gen.

Lo ngại lợn nuôi ở Hưng Yên tăng mỗi ngày 1 kg bằng thức ăn biến đổi gen ảnh 2

Tác động của thức ăn chăn nuôi biến đổi gen đối với động vật

Theo một báo cáo khoa học gần đây được tiến hành dựa trên các dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) trên hơn 100 tỉ động vật được nuôi bằng thức ăn có thành phần từ cây trồng biến đổi gen, đã kết luận rằng không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy cây trồng biến đổi gen gây tác động tiêu cực đối với sức khỏe vật nuôi.

Đây cũng là một trong những nghiên cứu khẳng định tính an toàn của cây trồng biến đổi gen khi được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi.

Theo các tác giả của nhóm nghiên cứu này, nghiên cứu trên gà nuôi, trâu bò nuôi lấy sữa, trâu bò nuôi lấy thịt và lợn; tất cả dữ liệu được thu thập trong suốt khoảng 1 thập niên sau năm 2000 – giai đoạn có hàng tỉ động vật được nuôi bằng lượng lớn thức ăn từ cây trồng biến đổi gen đã được đem so sánh với dữ liệu lấy được từ trước năm 1994 - giai đoạn trước khi xuất hiện cây trồng biến đổi gen.

Kết luận của nghiên cứu khẳng định rằng không có bằng chứng nào cho thấy hiệu quả chăn nuôi bị giảm sút hoặc tình trạng sức khỏe của các động vật này xấu đi.

Thực tế cũng có nhiều nghiên cứu chỉ ra hiệu quả và sức khỏe của động vật được nuôi bằng thức ăn có nguồn gốc biến đổi gen giống với động vật được nuôi bằng cây trồng có kiểu gen tương đồng, không biến đổi.

Hiện cũng chưa có nghiên cứu khoa học nào chỉ ra được sự khác biệt trong cơ cấu dinh dưỡng của các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật được nuôi bằng thức ăn có nguồn gốc biến đổi gen.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ