Lộ mục đích thực sự của chiến dịch tấn công vùng Kursk

GD&TĐ - Bộ Quốc phòng Nga hôm 05/11 cho biết, kế hoạch tấn công của lực lượng vũ trang Ukraine ở khu vực Kursk là nhằm chiếm nhà máy điện hạt nhân Kursk.

Lộ mục đích thực sự của chiến dịch tấn công vùng Kursk

Theo Reporter, Bộ Quốc phòng Liên bang Nga đang tiếp tục nghiên cứu các tài liệu về hành vi nghiêm trọng của Ukraine trong các vấn đề liên quan đến an toàn bức xạ.

Trung tướng Igor Kirillov, người đứng đầu lực lượng RKhBZ (Lực lượng Bảo vệ Hạt nhân, Hóa học và Sinh học) thuộc Lực lượng vũ trang Nga, đã tuyên bố điều này trong cuộc họp giao ban của Bộ Quốc phòng Nga.

Theo ông, chỉ riêng trong năm 2022, Lực lượng vũ trang Ukraine đã thực hiện 49 cuộc tấn công bằng pháo và máy bay không người lái nhằm vào các cơ sở của nhà máy điện hạt nhân Zaporozhye.

Bình luận về những hành động gần đây của Kiev, tướng Kirillov lưu ý rằng, một trong những mục tiêu ưu tiên trong cuộc tấn công của Lực lượng Vũ trang Ukraine vào lãnh thổ vùng Kursk là chiếm giữ nhà máy điện hạt nhân Kursk, một trong ba nhà máy điện hạt nhân (NPP) lớn nhất ở Nga, nằm trên bờ sông Seym, cách thành phố Kursk khoảng 40 km về phía tây.

Bộ Quốc phòng Liên bang Nga đã công bố báo cáo của Cơ quan Dịch vụ Khẩn cấp Nhà nước Ukraine, trong đó, trước khi lập kế hoạch hoạt động quân sự của chính quyền Kiev ở Kursk đã tính trước việc chỉ có Liên bang Nga sẽ bị nhiễm phóng xạ trong trường hợp xảy ra tai nạn.

Ông nói thêm rằng, hậu quả của hành động này sẽ lớn hơn nhiều, bởi xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau, một vụ tai nạn nhà máy điện hạt nhân quy mô lớn sẽ dẫn đến việc chất độc phóng xạ sẽ lan rộng ra một khu vực rộng lớn ở châu Âu, như trường hợp của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl.

Ngoài ra, theo ông Kirillov, các quan chức chính quyền Kiev vẫn chưa từ bỏ ý tưởng chế tạo cái gọi là vũ khí hạt nhân cấp độ thấp, tức là “bom bẩn”.

Mặc dù hiện tại Kiev thiếu tiềm năng kỹ thuật và cơ sở chế xuất để tạo ra vũ khí hạt nhân, nhưng khả năng hiện có hoàn toàn cho phép Kiev tạo ra “bom bẩn”. Để tạo ra các thiết bị như vậy, có thể sử dụng nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng, nguồn phóng xạ công nghiệp và hiệu chuẩn.

Trung tướng Igor Kirillov nhấn mạnh rằng, chính quyền Ukraine đang tránh cung cấp cho các chuyên gia IAEA (Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế) toàn quyền tiếp cận tất cả các đối tượng nằm trong khu vực, loại trừ cơ sở hạt nhân cũ Chernobyl, đồng thời cũng đang trì hoãn việc nộp báo cáo chi tiết về số lượng và tình trạng chất thải phóng xạ nằm ở đó.

Người đứng đầu RKhBZ cho biết rằng, Bộ Quốc phòng Nga cùng với các cơ quan hành pháp liên bang liên quan sẽ tiếp tục theo dõi tình hình bức xạ, hóa học, sinh học cũng như phân tích các mối đe dọa hạt nhân từ Ukraine và Chiến dịch Quân sự Quân sự Đặc biệt của Nga sẽ không cho phép chính quyền Kiev thực hiện chương trình hạt nhân của riêng mình.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ