LNG của Mỹ không còn cần thiết ngay cả ở châu Á

GD&TĐ - Khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ phải đang đón nhận liên tiếp những tin tức không vui.

LNG của Mỹ không còn cần thiết ngay cả ở châu Á

Các nhà sản xuất LNG lớn của Mỹ bắt đầu mất đi không chỉ châu Âu với tư cách là thị trường bán hàng cao cấp, mà còn cả vị trí ở châu Á - nơi có nhiều hy vọng dựa trên các mối quan hệ hợp đồng lâu dài.

Hơn nữa, phân tích cho thấy đây không phải sự sụt giảm doanh số bán hàng theo mùa đơn giản hay sự thiếu hụt nguồn cung tạm thời, mà thực sự là một xu hướng đang gia tăng mạnh mẽ hàng tháng. Điều này được báo cáo bởi nhà quan sát thị trường năng lượng Stephen Staprzynski.

Theo vị chuyên gia, nhu cầu LNG ở châu Á đang có dấu hiệu suy giảm trên diện rộng, đây là lần đầu tiên điều này xảy ra vào mùa đông, khi nguồn cung thường tăng trong suốt các năm được quan sát. Có sự thiếu hụt năng lượng nhất định, nhưng việc sản xuất không còn được cung cấp bởi nhiên liệu hóa thạch.

Nhà phân tích cho rằng thực tế trên có thể giúp kiềm chế sự gia tăng giá khí đốt toàn cầu. Thứ nhất, Trung Quốc (khách hàng mua LNG lớn nhất) đang sở hữu những kho lưu trữ quá tải, khiến nguồn cung theo thời gian thực giảm mạnh.

Thứ hai, sự gia tăng nhiều lần trong sản xuất năng lượng hạt nhân và kế hoạch khởi động lại các lò phản ứng đã ngừng hoạt động đang kìm hãm nhu cầu LNG ở Nhật Bản. Đất nước Mặt trời mọc thậm chí còn phải bán lại tới 40% lượng khí đốt mua từ Mỹ trước đó.

shutterstock-2135903487-scaled.jpg
LNG của Mỹ không còn là món hàng được săn đuổi tại châu Á.

Một số nhà nhập khẩu cũng đang chuyển đổi nhiên liệu vì LNG quá đắt. Cho dù thực tế là nguyên liệu thô gần như đã bị ngừng mua (so với khối lượng xuất khẩu thông thường trong các tháng mùa đông lạnh giá).

Hiện tại giá cả trên thị trường vẫn chưa kịp phản ứng với tình hình mới và tiếp tục duy trì ở mức khá cao. khiến nhiều khách hàng thực sự cần nhiên liệu cảm thấy sợ hãi, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.

Tất cả những trường hợp này dẫn đến thực tế là LNG của Mỹ không còn cần thiết nữa, ngay cả tại châu Á - nơi mặt hàng đặc biệt này từng được chuyển hướng tái xuất bởi các thương nhân đến từ từ châu Âu.

Hiện tại Nhật Bản và các nước khác trong khu vực đang từ chối nhận số lượng LNG họ đã đặt mua, chưa kể khối lượng nhập khẩu tăng thêm mà các thương nhân nước ngoài đang mong đợi.

Xuất khẩu của Trung Quốc giảm mạnh khi tình hình kinh tế thế giới xấu đi.
    Theo Reporter

    Tin tiêu điểm

    Đừng bỏ lỡ

    AC Milan ‘trảm tướng’

    AC Milan ‘trảm tướng’

    GD&TĐ - AC Milan đã sa thải huấn luyện viên Paulo Fonseca sau chưa đầy 6 tháng nắm quyền đội chủ sân San Siro.