Liên quan tới sai phạm công trình vệ sinh trường học ở Quảng Ngãi:Hội chứng thông tin "bong bóng"

Liên quan tới sai phạm công trình vệ sinh trường học ở Quảng Ngãi:Hội chứng thông tin "bong bóng"

(GD&TĐ) - Vào tháng 6/2013, nhiều tờ báo thông tin vụ việc một số nhà vệ sinh tại các trường học tỉnh Quảng Ngãi được đầu tư với giá “khủng” với những cứ liệu thiếu chuẩn xác. Những người làm công tác quản lý địa phương vô cùng bức xúc vì sự thật bị bóp méo. Việc đưa thông tin sai lệch như thế sẽ gây hậu quả không chỉ cho lãnh đạo ngành mà còn làm giảm sút niềm tin ở sự nỗ lực phấn đấu của các CBQL.  

Phân định rõ trách nhiệm 

Tại Công văn số 3913 ngày 2/10/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, đã đưa ra những ưu, khuyết điểm của việc thực hiện các dự án, công trình nước sạch và nhà vệ sinh (NVS) trường học do Sở GD&ĐT làm chủ đầu tư.

Theo đó: Ban Quản lý dự án về cơ bản đã thực hiện đúng các quy định pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng, đảm bảo tiến độ. Các công trình đã đầu tư đều đang sử dụng bình thường, góp phần đảm bảo vệ sinh  môi trường chung.

 Mặc dù Sở GD&ĐT đã báo cáo số lượng 723 công trình nước sạch và NVS  cần được đầu tư, nhưng chưa xây dựng kế hoạch cụ thể để tiến hành phân tích, đánh giá, xác định hiện trạng và mức độ đáp ứng nhu cầu về NVS hiện có ở từng điểm trường theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế; về phần vốn đối ứng thực tế đều không huy động được.

Theo quy định của Thủ tướng CP đối với đơn vị không có nguồn thu, UBND cấp tỉnh xem xét quyết định mức đầu tư từ NS nhà nước nhưng Sở GD&ĐT không kịp thời đề xuất.

Đến ngày 22/5/2013, Sở GD&ĐT mới có văn bản số 591 về việc các cơ sở GD thụ hưởng dự án là những trường phổ thông các cấp, nên việc huy động đóng góp để thực hiện dự án là hết sức khó khăn, không thể huy động được, đề nghị cấp có thẩm quyền bố trí 100% vốn NS Nhà nước cho các công trình nước sạch và VSTH. 

Qua thanh tra cũng nhận thấy đề nghị của Sở là có cơ sở thực tiễn, cần phải bố trí vốn NS địa phương để đối ứng thực hiện mục tiêu hỗ trợ từ “Chương trình mục tiêu quốc gia”. Việc vận dụng thiết kế mẫu của Bộ GD&ĐT ban hành cho phù hợp với điều kiện cụ thể ở tỉnh là được phép và cần thiết. 

 Qua thanh tra cho thấy cần phải có mẫu thiết kế  NVS cấp Tiểu học, NVS cấp THCS và NVS cấp THPT do UBND tỉnh ban hành. Quá trình nghiệm thu, thanh toán, Chủ đầu tư và các bên liên quan dù đã chủ động loại trừ được 1.392 triệu đồng khôi phục lại nguồn vốn đầu tư nhưng vẫn không phát hiện loại trừ hết khối lượng không thực hiện, cắt giảm hạng mục và sai số học để thanh tra phát hiện thêm với số tiền 316.957.000 đồng của 17 công trình đã hoàn thành. 

Nhà vệ sinh Trường THCS Long Hiệp, huyện Minh Long (Quảng Ngãi) xây hết 185 triệu đồng nhưng nhiều báo thông tin hết 600 triệu đồng
Nhà vệ sinh Trường THCS Long Hiệp, huyện Minh Long (Quảng Ngãi) xây hết 185 triệu đồng nhưng nhiều báo thông tin hết 600 triệu đồng

Mong muốn sự công bằng, khách quan 

Các kết luận thanh tra cũng như việc chỉ đạo xử lý sai phạm và biện pháp khắc phục của UBND tỉnh đã rất rõ ràng, minh bạch, thể hiện tính công tâm. Tiếc thay, một số báo đã thổi phồng sự việc, thậm chí đưa ra những số liệu không có bằng cứ đẩy vụ việc tới chỗ gây nghi ngờ trong nhân dân. 

Chẳng hạn như NVS của Trường THCS Long Hiệp, huyện Minh Long có báo đưa tổng mức đầu tư xây dựng gần 600 triệu đồng, nhưng thực chất, xây dựng có 185 triệu đồng. Theo kết luận thanh tra của UBND Quảng Ngãi thì mức sai phạm NVS này chỉ gần 2,4 triệu đồng. 

Ông Thái Văn Đồng, GĐ Sở GD&ĐT Quảng Ngãi tỏ ra bức xúc: “Không biết những thông tin sai lệch trên một số báo lấy từ nguồn nào? Sai phạm với những nguyên nhân chủ quan và khách quan như kết luận của thanh tra đã nêu, song đâu có tới mức thổi phồng như phản ánh trên mặt báo. Còn việc đề nghị giao lại chương trình cho các huyện làm chủ đầu tư là do chính bản thân Sở đề nghị và đã được UBND tỉnh đồng ý, chứ không phải vì Sở GD&ĐT làm sai mà Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi giao về cho huyện”. 

Trong tổng số 723 điểm lẻ trường thuộc 618 trường có nhu cầu vệ sinh nước sạch và NVS tỉnh Quảng Ngãi, từ năm 2010 - 2013, Sở GD&ĐT được UBND tỉnh giao thực hiện 24 dự án, trong đó, 20 dự án được Sở Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt dự án và phân bổ vốn thực hiện đầu tư. 

Sau khi giao kế hoạch, chủ đầu tư tổ chức khảo sát và lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, dự toán cho từng công trình cấp nước và NVS tiểu học, THCS và THPT trình Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng các công trình theo quy định hiện hành.

Trong quá trình thực hiện dự án, Sở đã có văn bản mời hiệu trưởng các trường tham gia giám sát đầu tư công trình và bàn giao hồ sơ xây dựng công trình cho nhà trường trước thời điểm khởi công công trình. Việc lập thiết kế, dự toán, giám sát, Sở GD&ĐT đều thuê các đơn vị tư vấn thực hiện. 

Tới thời điểm này, Sở GD&ĐT Quảng Ngãi đã khắc phục được số tiền vi phạm và thực hiện đúng những nội dung kết luận thanh tra của UBND tỉnh Quảng Ngãi. Giám đốc Sở Thái Văn Đồng cũng cho biết, Sở sẽ căn cứ vào kết luận thanh tra của để xử lý những người có trách nhiệm theo đúng trình tự và quy định.   

Nguyễn Thị Thúy Hồng

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.

Ảnh minh họa/ITN.

Tránh học tập thụ động với ChatGPT

GD&TĐ - Việc học sinh sử dụng ChatGPT để làm bài một cách thiếu động não, tư duy, bị trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, bị mất đi sự tự chủ là đáng lo ngại.