1. Một số thay đổi đáng chú ý trong lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh 2019:
- Từ năm 2019 Việt Nam có vắc xin thay thế vắc xin Quinvaxem trong tiêm chủng mở rộng 2019, đồng thời triển khai vắc xin bại liệt theo đường tiêm và sử dụng vắc-xin sởi – rubella do Việt Nam tự sản xuất.
Những thay đổi này bắt đầu triển khai từ tháng 6/2019. Theo đó, vắc xin 5 trong 1 được lựa chọn để thay thế vắc-xin Quinvaxem là vắc xin ComBe Five do Ấn Độ sản xuất.
- Lịch tiêm vắc xin ComBE Five trong tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi vào lúc 2, 3 và 4 tháng tuổi để phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm: bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B và viêm phổi/ viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib.
- Từ tháng 6/2019, trẻ sẽ được tiêm một mũi vắc-xin bại liệt tiêm IPV lúc 5 tháng tuổi trong tiêm chủng mở rộng. Vắc xin IPV sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng 2019 là vắc xin của hãng Sanofi, Pháp sản xuất. Đã được cấp phép đăng ký lưu hành tại Việt Nam.
- Sởi vẫn là mũi tiêm trong chương trình tiêm chủng mở rộng khi bé tròn 9 tháng tại các trạm y tế xã.
2. Lịch tiêm chủng mở rộng của Bộ Y tế:
24h sau sinh:
- Tiêm viêm gan B, tiêm bắp, một mũi duy nhất. Phản ứng sau tiêm có thể là đau, sưng tấy tại chỗ tiêm, quấy khóc.
Sau sinh (càng sớm càng tốt):
- Lao - BCG, tiêm trong da, 1 mũi duy nhất (0.1ml). Phản ứng có thể gặp là sưng nơi tiêm, nổi hạch.
2 tháng tuổi:
- Tiêm vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B- Hib mũi 1 (vắc xin 5 trong 1)
- Uống vắc xin bại liệt lần 1.
3 tháng tuổi:
- Tiêm vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B- Hib mũi 2
- Uống vắc xin bại liệt lần 2
4 tháng tuổi:
- Tiêm vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B - Hib mũi 3
- Uống vắc xin bại liệt lần 3
9 tháng tuổi:
- Mũi tiêm: Vắc-xin sởi đơn, tiêm dưới da, 1 mũi. Phản ứng tiêm có thể là bé sẽ bị đau, sưng nơi tiêm, sốt nhẹ từ 1-2 ngày.
18 tháng tuổi:
- Mũi tiêm: Vắc xin bạch hầu, ho gà, uốn ván DPT. Tiêm bắp và nhắc lại mũi 4.
- Tiêm: Vắc xin sởi - rubella (MR), tiêm dưới da và tiêm nhắc lại.
Từ 12 tháng tuổi:
- Mũi tiêm: Vắc-xin viêm não Nhật Bản, tiêm dưới da. Gồm mũi 1, mũi 2 (2 tuần sau mũi 1), mũi 3 (một năm sau mũi 2). Sau tiêm con có thể bị đau, sưng nơi tiêm, quấy khóc và sốt.
Ảnh minh họa
3. Một số vắc-xin dịch vụ cần thiết khác:
- Vắc xin 5 trong 1 hoặc 6 trong 1 (Pentaxim, Infanrix Hexa)
Mũi 1: Tiêm khi trẻ 2 tháng tuổi
Mũi 2: Cách mũi 1 ít nhất 1 tháng
Mũi 3: Cách mũi 2 ít nhất 1 tháng
Ghi chú: Tiêm mũi 4 khi trẻ 15-18 tháng
- Vắc-xin phòng não mô cầu BC (VA Mengoc BC)
Mũi 1: Tiêm khi trẻ từ 6 tháng trở lên
Mũi 2: Cách mũi 1 ít nhất 6 tuần
- Vắc-xin phòng tiêu chảy Rotarix
Mũi 1: Uống khi trẻ từ 6 – 15 tuần
Mũi 2: Cách mũi 1 ít nhất 1 tháng (nên trước 24 tuần)
- Vắc-xin ngừa tiêu chảy Rotateq
Mũi 1: Uống khi trẻ từ 7.5 – 12 tuần
Mũi 2: Cách mũi 1 ít nhất 1 tháng
Mũi 3: Cách mũi 2 ít nhất 1 tháng (nên trước 32 tuần)
- Vắc-xin ngừa phế cầu (Synflorix)
6 tuần – dưới 7 tháng: 3 mũi đầu cách nhau ít nhất 1 tháng, mũi 4 ít nhất 6 tháng sau mũi 3
7 tháng – dưới 12 tháng: 2 mũi đầu cách nhau ít nhất 1 tháng, mũi 3 cách mũi 2 ít nhất 2 tháng
Trên 1 tuổi: 2 mũi cách nhau ít nhất 2 tháng.
- Vắc-xin phòng thủy đậu (2 mũi)
Tiêm khi trẻ trên 12 tháng
1-13 tuổi: cách mũi 1 ít nhất 3 tháng
Từ 13 tuổi trở lên: cách mũi 1 ít nhất 1 tháng
- Vắc-xin sởi – quai bị – rubella (MMR)
Mũi 1: Tiêm khi trẻ trên 12 tháng
Mũi 2: Tiêm khi 4-6 tuổi
- Vắc-xin viêm não Nhật Bản B
Mũi 1: Khi trẻ trên 12 tháng
Mũi 2: Tiêm 1-2 tuần sau mũi 1
Mũi 3: Tiêm 1 năm sau mũi 2
Lưu ý: Sau mũi 3 tiêm nhắc mỗi 3 năm một lần.
- Vắc-xin phòng cúm
Tiêm khi trẻ 6 tháng
- Từ 9 tuổi trở lên thì tiêm 1 mũi/năm
- Vắc-xin viêm gan siêu vi A (2 mũi)
Mũi 1: Tiêm khi trẻ trên 1 tuổi
Mũi 2: Cách mũi 1 ít nhất 6 tháng
- Vắc-xin ngừa thương hàn (Typhim Vi)
Mũi 1: Tiêm khi trẻ từ 2 tuổi trở lên
Sau đó tiêm nhắc mỗi 3 năm/ lần
- Vắc-xin ngừa não mô cầu AC (Meningo AC)
Mũi 1: Tiêm khi trẻ 2 tuổi trở lên
Sau đó tiêm nhắc 3 năm/lần
- Vắc-xin HPV phòng ung thư cổ tử cung ở bé gái (3 mũi)
Mũi 1: Tiêm cho trẻ từ 9-26 tháng tuổi
Mũi 2: Cách mũi 1 ít nhất 2 tháng
Mũi 3: Cách mũi 1 ít nhất 6 tháng
4. Một số điều cha mẹ cần lưu ý trước khi cho con đi tiêm:
- Trước khi đưa con đi tiêm chủng, phụ huynh cần chuẩn bị hồ sơ, phiếu tiêm chủng, theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ. Thông báo với cán bộ y tế về tiền sử bệnh tật, tiền sử việc sử dụng thuốc của trẻ (nếu có), phản ứng sau tiêm chủng lần thứ nhất.
- Đồng thời, cha mẹ cần mang theo sổ tiêm chủng cho trẻ và thông báo cho cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe của con mình như tiền sử sinh đẻ, bệnh tật, dị ứng thuốc, hóa chất và dị ứng thức ăn nhằm giảm thiểu các nguy cơ phản ứng sau tiêm.
- Cha mẹ cần vệ sinh thân thể trẻ sạch trước khi đến trung tâm tiêm phòng, điều này sẽ giúp cho trẻ để hạn chế tình trạng nhiễm trùng ngoài da. Ngoài ra, mẹ hãy cho trẻ mặc trang phục đơn giản để giúp bác sĩ dễ thao tác hơn trong quá trình tiêm phòng.
- Cha mẹ còn cần tránh cho trẻ ăn hoặc bú quá no, tuy nhiên cũng không nên vì vậy mà để trẻ đói nhằm tránh trường hợp khiến trẻ bị hạ đường huyết sau khi tiêm.