Lệnh trừng phạt tập thể có thể gây "hậu quả lớn và nghiêm trọng" với Nga

GD&TĐ - Mỹ cho biết đang áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế “nghiêm khắc” đối với Nga để đáp trả cuộc tấn công của Tồng thống Putin. Ngoài Mỹ, liên minh châu Âu và một số quốc gia khác cũng trừng phạt Nga.

Hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp của các nhà lãnh đạo EU ở Brussels đã được triệu tập vội vàng khi quân đội Nga tiến vào Ukraine.
Hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp của các nhà lãnh đạo EU ở Brussels đã được triệu tập vội vàng khi quân đội Nga tiến vào Ukraine.

Tại Nhà trắng, Tổng thống Biden cho biết “ông Putin đã chọn cuộc chiến này và bây giờ ông ấy và Nga phải gánh hậu quả”.

Thị trường chứng khoán của Nga đã giảm xuống mức thấp nhất trong 4 năm rưỡi vào thứ 5 và đồng rúp đạt mức thấp kỷ lục so với đồng USD.

Giờ đây, các biện pháp trừng phạt mới thậm chí còn khắt khe hơn nhằm mục đích thắt chặt nền kinh tế Nga, kìm hãm tốc độ tăng trưởng, tăng chi phí đi vay, tăng lạm phát và tăng cường dòng vốn chảy ra ngoài.

Chính quyền ông Biden tuyên bố rằng các lệnh trừng phạt nhắm vào tất cả 10 tổ chức tài chính lớn nhất của Nga và áp đặt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu sẽ làm giảm hơn một nửa nhập khẩu công nghệ cao của Nga.

Các động thái trên bao gồm cắt bỏ ngân hàng lớn nhất thế giới của Nga khỏi hệ thống tài chính của Mỹ và áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với ngân hàng lớn thứ 2 của Nga. Đồng thời, bất kỳ tài sản nào của ngân hàng này ở hệ thống tài chính Mỹ cũng đều bị đóng băng.

Mỹ cũng hoan nghênh Australia, Canada, Liên minh châu Âu, Nhật Bản và Vương quốc Anh vì đã đồng ý thực hiện các hành động “mạnh mẽ tương tự” chống lại Nga.

Tại Anh, Thủ tướng Boris Johnson thông báo đưa ra “bộ trừng phạt lớn nhất mà chính phủ Anh từng áp đặt”, nhắm vào các cá nhân, bao gồm cả con rể cũ của Tổng thống Putin.

Phố Downing xác nhận thêm 5 người đặc biệt thân cận với Điện Kremlin sẽ bị trừng phạt, bao gồm tỷ phú trẻ tuổi nhất nước Nga và chồng cũ của con gái ông Putin - Kirill Shamalov, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành ngân hàng PSB Petr Fradko, Phó chủ tịch ngân hàng VTB Denis Bortinikov, Tổng Giám đốc của United Aicraft Corporation Yury Slyusar và Giám đốc điều hành của Novikombank Georgieva Elena Aleksandrovna.

Thủ tướng Anh cho biết tổng số hơn 100 doanh nghiệp và cá nhân Nga sẽ bị lệnh trừng phạt nhắm vào. Ông cũng nêu kế hoạch đưa ra luật giới hạn số tiền gửi mà công dân Nga có thể giữ trong tài khoản ngân hàng của Vương Quốc Anh. Bên cạnh đó, ông Johnson sẽ làm việc với các đồng minh G7 và NATO để ngăn chặn quyền truy cập của Nga vào hệ thống thanh toán SWIFT.

Các quan chức cho biết tác động kinh tế của các lệnh trừng phạt tập thể sẽ đáng kể, có khả năng làm giảm vài điểm phần trăm GDP của Nga trong vòng 12 tháng tới.

Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu cũng nhất trí một loạt các lệnh trừng phạt khác, nhắm vào lĩnh vực tài chính, vận tải, năng lượng… của Nga. Họ cho biết các biện pháp trừng phạt mới sẽ gây ra “hậu quả lớn và nghiêm trọng” đối với Nga.

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel đã đăng tuyên bố trên sau hội nghị thượng đỉnh hôm thứ 5, gọi các biện pháp này là phản ứng trước “hành động xâm lược quân sự vô cớ và phi lý của Nga đối với Ukraine”.

Theo Sky News/Al jazeera/DW

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ

AFC khen cổ động viên U23 Indonesia

AFC khen cổ động viên U23 Indonesia

GD&TĐ - Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) hết lời khen ngợi Indonesia sau khi gây địa chấn hạ Hàn Quốc để vào bán kết U23 châu Á 2024.