Lệnh cấm xuất khẩu dầu diesel của Moscow khiến châu Âu chao đảo

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Không chỉ riêng đối thủ của Nga phải hứng chịu hậu quả từ lệnh cấm xuất khẩu dầu diesel mà Moskva vừa ban hành.

Lệnh cấm xuất khẩu dầu diesel của Moscow khiến châu Âu chao đảo

Điện Kremlin đã quyết định đình chỉ việc xuất khẩu nhiên liệu diesel để bình ổn mức giá trên thị trường nội địa.

Tuy nhiên biện pháp này có thể gây tổn hại cho hai quốc gia thân thiện với Moskva - Thổ Nhĩ Kỳ và Brazil, khi họ những khách hàng lớn của dầu diesel từ Liên bang Nga.

Diễn biến trên được đưa ra sau khi Liên minh châu Âu và Anh cấm mua các sản phẩm dầu của Nga. Động thái này khiến cho ​​Thổ Nhĩ Kỳ tăng nguồn cung dầu diesel từ 65.000 lên 280.000 thùng mỗi ngày kể từ cuối năm ngoái.

Ankara đã trở thành nước mua nhiên liệu lớn nhất của Nga, đồng thời là nhà cung cấp dầu diesel và khí đốt lớn thứ ba cho châu Âu, sau Mỹ và Ả Rập Saudi.

Giờ đây các nhà xuất khẩu Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải xem xét lại cơ chế này phần nào, và để lại nhiều nhiên liệu hơn ở nước họ, thay vì tiếp tục tái xuất sang EU.

Nhiều quốc gia trên thế giới đang gặp khó trước lệnh cấm xuất khẩu dầu diesel của Nga.

Nhiều quốc gia trên thế giới đang gặp khó trước lệnh cấm xuất khẩu dầu diesel của Nga.

Lệnh cấm nói trên cũng có thể ảnh hưởng đến Georgia, bởi vì trong nửa đầu năm nay, khoảng 81% sản phẩm dầu mỏ nhập khẩu của nước này đến từ Nga.

Trong khi đó, các biện pháp thắt chặt nguồn cung của Moskva đã khiến giá dầu diesel ở châu Âu tăng 4,5% - mức ​​giá của mặt hàng này hiện đã tăng lên trên 1 nghìn đô la Mỹ một tấn.

Tuy nhiên các chuyên gia trên thị trường năng lượng quốc tế tin rằng lệnh cấm như vậy sẽ chỉ được chính quyền Nga kéo dài khoảng hai tuần - cho đến khi kết thúc vụ tháng 10 năm 2023, mọi việc sẽ trở lại bình thường.

Lệnh cấm xuất khẩu dầu diesel của Nga gây ra nguy cơ lớn cho thị trường quốc tế.

Theo Reporter

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ