Lễ hội Gầu Tào được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

GD&TĐ - Lễ hội 'Gầu tào' của người Mông các huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn (Yên Bái) vừa được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ hội Gầu Tào của người Mông tại Yên Bái được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ hội Gầu Tào của người Mông tại Yên Bái được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký Quyết định số 2318/QĐ-BVHTTDL ngày 9/8/2024 về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Theo đó, Lễ hội Gầu tào của người Mông các huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn (tỉnh Yên Bái) được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ở loại hình Lễ hội truyền thống.

Lễ hội Gầu tào là một lễ hội có truyền thống lâu đời, gắn liền với cộng đồng người Mông cư trú trên địa bàn các huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải và một số xã vùng cao của huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.

f29e9856-2f39-4fed-ab3d-a27eadb84bd6.jpg
Lễ hội Gầu Tào được tổ chức vào những ngày đầu tiên của năm mới, với những nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Mông.

Lễ hội này được tổ chức vào những ngày đầu tiên của một năm mới. Lễ hội Gầu tào được coi là lễ hội tiêu biểu, thể hiện nét văn hóa tín ngưỡng đặc sắc của người Mông. Lễ hội Gầu Tào là dịp để cúng tạ trời đất, thần linh phù hộ, ban cho mọi người sức khỏe, mùa màng bội thu, thóc lúa đầy bồ, gia súc đầy chuồng.

Đây cũng là di sản văn hóa phi vật thể có tính đại diện, hội tụ nhiều giá trị văn hóa đặc trưng, là sản phẩm sở hữu chung của đồng bào, mang những giá trị rất riêng của văn hóa Mông.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ