Lao động ngoài nước cần trang bị những gì

GD&TĐ - Bất kỳ người lao động nào ra nước ngoài làm việc, bắt buộc phải trang bị cho mình kiến thức và kỹ năng cần thiết, am hiểu văn hóa đất nước sở tại

Lao động ngoài nước cần trang bị những gì

Theo Cục quản lý lao động ngoài nước: Việt Nam đưa lao động ra nước ngoài làm việc từ những năm 1990. Thống kê giai đoạn 1991-2000, Việt Nam có 160.000 lao động xuất khẩu sang các nước như Nga, Séc, Trung Đông, Iraq, Saudi Arab, Coet, Hàn Quốc, Nhật Bản. Giai đoạn 2000-2007 thị trường xuất khẩu lao động của Việt Nam mở rộng sang hơn 20 quốc gia với trên 500.000 lao động. Từ 2007 đến nay là hơn 600.000 lao động Việt Nam làm việc ở 40 quốc gia vùng lãnh thổ.

Thị trường lao động xuât khẩu ngày càng mở rộng và thu hút càng đông lao động. Song do chưa được trang bị kỹ những kiến thức, kỹ năng nên một bộ phận người lao động thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, vi phạm hợp đồng lao động và quy định pháp luật ở nước đến làm việc.

Thực tế chỉ ra rằng, một số người lao động tự ý ở lại cư trú và làm việc không hợp pháp khi kết thúc hợp đồng lao động. Ngoài ra, các doanh nghiệp dịch vụ chưa chú trọng đến công tác chuẩn bị và tạo nguồn nhân lực có chất lượng đưa đi làm việc ở nước ngoài một cách bài bản. Họ thường chỉ tuyển chọn lao động nhằm đáp ứng từng đơn hàng cụ thể. Vì thế, việc tổ chức đào tạo người lao động chỉ mang tính hình thức, không thực chất.

Lao động Việt Nam làm nông nghiệp ở Hàn Quốc (Internet)

Lao động Việt Nam làm nông nghiệp ở Hàn Quốc (Internet)

Mấy năm gần đây, lao động bị tại nạn giao thông thiệt mạng khá nhiều. Trong số đó, không ít trường hợp do phạm luật giao thông. Lã Hồng Anh (Hải Hậu, Nam Định), một lao động xuất khẩu vừa trở về từ Đài Loan chia sẻ: Lao động Việt ở Đài Loan tử vong thường do thể lực yếu, đột tử, nhưng có nhiều trường hợp tử vong tai nạn giao thông do vi phạm luật giao thông, đặc biệt là lỗi vượt đèn đỏ.

Từ thực trạng của người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành QĐ số 40/2021/QĐ-TTg về Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước để "hỗ trợ hoạt động tuyên truyền, tư vấn pháp luật và thông tin thị trường lao động ngoài nước như tổ chức thông tin, tuyên truyền về thị trường lao động ngoài nước, chính sách, quy định, pháp luật của nước tiếp nhận lao động, pháp luật của Việt Nam về người lao động đi làm việc ở nước ngoài".

Vì vậy, theo các chuyên gia, người lao động nên tôn trọng luật pháp các nước, đặc biệt khi sang Nhật. Cho dù bạn có làm tốt công việc của mình đến đâu thì cũng chỉ là công dân hạng 2, hạng 3 trên đất Nhật. Hình ảnh người Việt Nam tại Nhật Bản đang dần xấu đi do tình trạng trộm cắp, mất trật tự công cộng, đánh nhau... Do đó việc tuân thủ luật pháp Nhật Bản là điều hết sức cần thiết, bởi chỉ một hành động vi phạm pháp luật bạn có thể bị bắt và trục xuất về nước.

Người lao động cần tìm hiểu về văn hoá các nước trước khi mình sang làm việc. Bởi vì, sự cách biệt văn hoá sẽ ảnh hưởng khó khăn khi các bạn phải sinh sống và làm việc trong thời gian dài ở nước ngoài. Bên cạnh đó, cần học ngoại ngữ để có thể giao tiếp cơ bản.

Trong những năm gần đây, hình thức xuất khẩu lao động sang các nước Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia,… diễn ra khá phổ biến ở Việt Nam. Đây là hình thức cung ứng lao động ra nước ngoài theo hợp đồng có thời hạn, phục vụ nhu cầu nhân công cho các doanh nghiệp nước ngoài.

Theo quy định tại Điều 42 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2006, chỉ những người đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây mới được làm việc theo hình thức này: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; Tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài; Có ý thức chấp hành pháp luật, tư cách đạo đức tốt; Đủ sức khoẻ theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của nước tiếp nhận; Đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề và các điều kiện khác theo yêu cầu.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Vũ Đình Công và Đặng Ngọc Phú tại cơ quan công an. Ảnh: Công an Kon Tum.

Khởi tố 2 thanh niên cho vay lãi 365%/năm

GD&TĐ - Vũ Đình Công và Đặng Ngọc Phú vào Kon Tum tổ chức cho nhiều người vay tiền với lãi suất lên đến 365%/năm, gấp 18 lần mức lãi suất quy định.