Lào Cai "giải mã" khó khăn trong hướng nghiệp, phân luồng học sinh

GD&TĐ - Sau 3 năm triển khai Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông” giai đoạn 2018 – 2020 tại Lào Cai đã ghi nhận những kết quả và chỉ ra khó khăn cần tháo gỡ.

Nhiều Trường THPT tại Lào Cai đã triển khai hướng nghiệp hiệu quả cho HS theo nhiều hình thức.
Nhiều Trường THPT tại Lào Cai đã triển khai hướng nghiệp hiệu quả cho HS theo nhiều hình thức.

Nhân lực tăng nhanh về chất và lượng

Theo đánh giá của ông Đỗ Minh Tâm - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Lào Cai, 3 năm triển khai Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông” (Đề án 522) thì nguồn nhân lực của Lào Cai tăng nhanh về số lượng, đa dạng cơ cấu và cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh.

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) được mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng theo hướng xã hội hóa. Đã sắp xếp, kiện toàn trung tâm GDNN và trung tâm GDTX cấp huyện; sáp nhập các trường CĐ Cộng đồng, Trung học Y tế vào Trường Cao đẳng Lào Cai.

Mặt khác, chất lượng GDNN đã chú trọng nâng cao, trong đó ưu tiên đào tạo cho các đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo...; tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2020 chiếm 65%, trong đó, đào tạo nghề chiếm 56,89%; cơ cấu lao động chuyển dịch mạnh từ khu vực nông nghiệp nông thôn sang thương mại, dịch vụ, công nghiệp.

Đáng chú ý, năm 2020 HS tốt nghiệp THCS tỉnh Lào Cai học tiếp các sơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp; HS tốt nghiệp THPT đi học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ cao đẳng chuyển biến tích cực.

Đẩy mạnh hướng nghiệp, phân luồng trong trường phổ thông (Ảnh minh họa)
Đẩy mạnh hướng nghiệp, phân luồng trong trường phổ thông (Ảnh minh họa)

Cụ thể: tỷ lệ HS tốt nghiệp THCS năm 2020 là 11.970 em thì số HS vào học lớp 10 trường THPT chiếm 65,7%; vào học trung tâm GDNN-GDTX là 8,77% (trong đó vừa học THPT và học TC nghề 7,1%); vào học trường Cao đẳng Lào Cai là 6,28%; học trung cấp tại các trường nghề khác 3,48%; không học tiếp, lao động trực tiếp chỉ chiếm 12,85%...

Số lượng, tỷ lệ HS tốt nghiệp THPT năm 2020 là 6.286 em thì có 32,44% học ĐH; CĐ chiếm 15,65%; đi học ở các trường TCCN và học nghề 19,93%; HS đi Du học 0,45%; không học tiếp, tham gia lao động trực tiếp 25,96%...

Gỡ rào cản trong hướng nghiệp, phân luồng

Cũng như nhiều địa phương khác, Lào Cai khi bước vào triển khai Đề án hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh phổ thông có những thuận lợi để tạo nên hiệu quả.

Cụ thể như hướng nghiệp, phân luồng HS đã có sự quan tâm của các cấp chính quyền; sự chủ động vào cuộc của các trường THCS, THPT; hoạt động giáo dục hướng nghiệp, phân luồng được xem trọng…

CBQL, GV phụ trách công tác tư vấn giáo dục hướng nghiệp, phân luồng HS đã được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng về giáo dục hướng nghiệp, quản lí và chỉ đạo hướng nghiệp

Đáng nói, một số trường dạy nghề đã trực tiếp phối hợp với các trường THPT tổ chức công tác giáo dục hướng nghiệp, tổ chức dạy nghề cho HS có nhu cầu, học xong có thể bố trí được việc làm.

Đặc biệt các cơ sở đào tạo nghề và các doanh nghiệp sử dụng lao động tại Lào Cai đã có mối liên kết liên thông giữa đào tạo và sử dụng lao động. Tỉnh đã có kế hoạch chiến lược ngắn hạn, dài hạn về nguồn nhân lực để định hướng cho phát triển kinh tế, xã hội…

Tuy nhiên, thực tế triển khai hướng nghiệp, định hướng phân luồng HS phổ thông tại Lào Cai cũng cho thấy còn một số tồn tại, khó khăn phải tháo gỡ thời gian tới.

Phó giám đốc Sở GD&ĐT Lào Cai chỉ ra nguyên nhân: Hướng nghiệp chưa thực sự được quan tâm đúng mức, sự tham gia của nhiều ngành nên thiếu thông tin toàn diện về kinh tế xã hội để HS xem xét lựa chọn.

Nguồn nhân lực tại Lào Cai tăng cả về lượng và chất (ảnh minh họa)
Nguồn nhân lực tại Lào Cai tăng cả về lượng và chất
(ảnh minh họa) 

Dự báo về nhu cầu nguồn nhân lực trên thị trường lao động còn chung chung; nhiều HS và cha mẹ HS chưa xác định đúng mục đích lựa chọn nghề nghiệp, chọn nghề còn phiến diện, tâm lý chọn nghề của HS mang tính may rủi, thiếu thông tin;

Vẫn còn tình trạng HS chọn nghề theo sự áp đặt của người lớn, theo thời thượng; chọn nghề để làm thầy phải học đại học, chọn các nghề nổi tiếng, nghề dễ kiếm tiền,… không biết có phù hợp với năng lực, hứng thú, điều kiện bản thân hay nhu cầu việc làm sau khi ra trường hay không.

Về phía GV giảng dạy công tác giáo dục hướng nghiệp cho HS thì cơ bản là GV kiêm nhiệm chưa có nhiều hiểu biết sâu rộng về các lĩnh vực ngành nghề để tư vấn đầy đủ cho HS.

Phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục hướng nghiệp, phân luồng HS chưa phong phú và thiếu sáng tạo. HS ít được trải nghiệm tham gia vào các hoạt động nghề định hướng trong tương lai…

Để tiếp tục triển khai Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông” giai đoạn 2021- 2025, ngành GD&ĐT Lào Cai đã kiến nghị chính phủ bổ sung chỉ tiêu tuyển GV chuyên trách về giáo dục hướng nghiệp, phân luồng HS;

Tiếp tục tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn GV làm công tác kiêm nhiệm về giáo dục hướng nghiệp, phân luồng HS.

Hơn thế cần hình thành hệ thống quản lý dữ liệu về nhân lực cấp quốc gia quản lý đồng bộ để các địa phương cùng xây dựng, theo dõi, quản lý phục vụ phát triển kinh tế xã hội.

Thường xuyên tổ chức hội chợ nghề nghiệp, giới thiệu việc làm… để những sinh viên đã có bằng cấp, đã qua đào tạo nghề có cơ hội xin được việc làm...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.