Dạy và học trên nguồn học liệu trực tuyến: Giáo viên lựa chọn các bài giảng, khóa học, chọn chủ đề trên kho học liệu trực tuyến phù hợp với đối tượng học sinh, tổ chuyên môn tiến hành thẩm định, giới thiệu và hướng dẫn địa chỉ liên kết của các bài giảng cho học sinh; Sở khuyến khích sử dụng các công cụ xây dựng bài giảng trực tuyến để dạy học như: Elearning, Google Slides, Prezi,... Thông tin cho học sinh về lịch phát sóng, kênh truyền hình để học sinh chủ động theo dõi;
Dạy và học trên nền tảng họp trực tuyến, đơn vị có thể dùng một số hệ thống họp trực tuyến miễn phí như: Zoom Cloud Meeting, AnyMeeting Video Conferencing. Dạy và học trên nền tảng phát trực tiếp (livestream), có thể dùng một số nền tảng phát trực tiếp như: Mạng xã hội Facebook, kênh chia sẻ video YouTube.
Dạy và học qua kênh chia sẻ video, các tổ chuyên môn tổ chức xây dựng bài giảng, quay video và gửi cho học sinh thông qua các kênh chia sẻ video như YouTube, Vimeo...
Về cách thức giao-nhận bài tập, kiểm tra học sinh, giáo viên có thể thiết kế các câu hỏi kiểm tra kiến thức ở cuối mỗi bài giảng (dạng Phiếu học tập), học sinh trả lời và thông báo kết quả trực tiếp; Thiết kế các mẫu hỏi dạy học trực tuyến dựa trên công cụ miễn phí Google Forms; Giáo viên sẽ cung cấp hệ thống câu hỏi và bài tập hàng tuần qua mạng (Zalo nhóm, Facebook nhóm, Gmail chung của lớp), kiểm tra việc ôn tập, trả bài của học sinh; hoặc giáo nhận qua tin nhắn SMS đến học sinh.
Với các cấp học cụ thể, Sở yêu cầu: cấp Tiểu học, mỗi tiết DHTT phải đảm bảo thời lượng không quá 35 phút. Thời gian nghỉ chuyển giữa các tiết học là 10 phút; Thời lượng: mỗi ngày tối đa 2 tiết; Nội dung ôn tập, luyện tập kiến thức, kĩ năng thuộc chương trình GDTH. Dạy DHTT các môn: Toán, Tiếng Việt cho lớp 1, 2; Toán, Tiếng Việt, Ngoại ngữ 1cho lớp 3, 4, 5:
Với THCS, THPT thực hiện mỗi tiết DHTT không quá 45 phút, nghỉ giữa các tiết học là 10 phút, mỗi ngày dạy tối đa 3 tiết. Nội dung ôn tập, luyện tập kiến thức, kĩ năng thuộc chương trình của cấp học vày dạy đủ tất cả các môn.
Về nguồn học liệu cho DHTT, Sở đã khuyến khích các trường tận dụng kho bài giảng E-Learning của Bộ GD&ĐT, học trên sóng Đài truyền hình Việt Nam: Kênh VTV7 và một số đài truyền hình uy tín khác, hệ tri thức Việt số hóa ngành GD&ĐT, mạng trường học kết nối, trang Hocmai… Các nền tảng Zoom Cloud Meeting, AnyMeeting Video Conferencing, Google Classroom, ViettelStudy, VNPT e-learning, các mạng xã hội mạng xã hội Facebook, YouTube, Zalo, google email, sổ liên lạc điện tử...
Trước đó, ngày 10/3, Sở GD&ĐT Lạng Sơn đã quyết định thành lập Ban tổ chức triển khai dạy và học trực tuyến trong thời gian tạm nghỉ học để phòng, chống dịch bệnh Covid-19 - do Giám đốc Sở Trần Quốc Tuấn làm trưởng Ban.