Lãng phí nguồn nhân lực “hậu” xuất khẩu

GD&TĐ - Có tay nghề vững, được rèn luyện tác phong công nghiệp và làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, nhưng không ít người sau khi hết hợp đồng làm việc tại nước ngoài về nước đã không tìm được việc làm. 

Tuy học hỏi được nhiều kỹ thuật tiến tiến, hiện đại, nhưng lao động xuất khẩu về nước vẫn rất khó để tìm được công việc phù hợp
Tuy học hỏi được nhiều kỹ thuật tiến tiến, hiện đại, nhưng lao động xuất khẩu về nước vẫn rất khó để tìm được công việc phù hợp

Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp (DN) trong nước lại thiếu lao động chất lượng cao. Để nguồn lao động này không bị lãng phí, thiết nghĩ các cơ quan quản lý nhà nước cần có những giải pháp nhằm kết nối họ với các DN để họ có thể tìm được việc làm phù hợp để tận dụng nguồn nhân lực này.

Khó tìm việc phù hợp

Theo Bộ LĐ-TB&XH, hiện Việt Nam có khoảng gần 600 nghìn người đang làm việc hợp pháp tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành nghề khác nhau, chủ yếu là cơ khí, chế tạo, thiết kế nội thất, xây dựng, giúp việc gia đình, nông nghiệp... Trong con số trên, hàng năm số lao động hết hạn hợp đồng trở về nước làm việc là rất lớn. Với kinh nghiệm tích luỹ được, khi trở về, họ là nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ thị trường trong nước. Tuy nhiên, vì một số nguyên nhân, nhiều lao động chưa tìm được việc làm phù hợp.

Anh Nguyễn Văn Cường ở Việt Trì – tỉnh Phú Thọ về nước năm 2016 sau một thời gian đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc trong lĩnh vực lắp ráp linh kiện điện tử. Với vốn ngoại ngữ và kinh nghiệm làm việc nhất định, anh Cường mong muốn sau khi về nước sẽ kiếm được một công việc ổn định, lương cao tại các DN Việt hay liên doanh.

Thế nhưng, gần một năm đi xin việc và thử nhiều vị trí khác nhau, anh Cường vẫn chưa thể tìm được một công việc ưng ý. “Muốn làm ở vị trí tốt như quản lý hay phiên dịch thì kinh nghiệm chưa đủ mà phải đòi hỏi đến bằng cấp. Còn vị trí công nhân mức lương thấp mà công nghệ của DN không cao nên không áp dụng được những kỹ năng tôi đã học được khi đi làm việc tại nước ngoài” – anh Cường nói.

Cũng như anh Cường, sau 10 năm làm nghề giúp việc gia đình tại Đài Loan, đầu năm 2016 chị Đặng Thị Phương Thảo (Phúc Yên, Vĩnh Phúc) quyết định về nước. Với vốn ngoại ngữ khá lưu loát, sức khỏe tốt, tác phong nhanh nhẹn, chị tự tin mang hồ sơ đi tìm việc ở một số nơi, song cũng chỉ nhận được những cái lắc đầu hoặc chị tự thấy không phù hợp với năng lực của mình.

Có thể nói, tìm được việc làm phù hợp luôn là mong muốn của tất cả các lao động xuất khẩu khi về nước. Để tận dụng nguồn nhân lực này thời gian qua, nhiều địa phương đã tổ chức các phiên giao dịch việc làm cho lao động xuất khẩu về nước. Trung tâm Lao động ngoài nước đã phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức hàng chục phiên giao dịch việc làm, đồng thời đăng ký tìm việc và giới thiệu việc làm online cho đối tượng này trên website của trung tâm, tạo điều kiện cho hơn 1.000 lượt người lao động (NLĐ) tìm việc...

Cần sự nỗ lực từ nhiều phía

Theo khảo sát của Viện Khoa học Lao động và Xã hội, các tỉnh thành đều không nắm được số liệu lao động đi làm việc ở nước ngoài về nước, cũng không có sự tư vấn, hỗ trợ để họ có thể tìm được việc làm ổn định. Những NLĐ này đều phải tự tìm việc làm hoặc tự tổ chức đầu tư, sản xuất kinh doanh, hoặc thất nghiệp.

Nguyên nhân trên là do chúng ta mới chỉ quan tâm đưa người đi xuất khẩu lao động chứ chưa quy định trách nhiệm cụ thể trong việc tổng hợp, đánh giá nguồn lực lao động đi làm việc ở nước ngoài trở về theo địa bàn, ngành nghề, trình độ, tuổi tác, giới tính, nguyện vọng...

Bên cạnh đó việc thực thi các quy định hỗ trợ tạo việc làm cho lao động xuất khẩu sau khi về nước còn thiếu những hướng dẫn cụ thể về trách nhiệm của chính quyền địa phương, cơ quan quản lý nhà nước, DN xuất khẩu lao động và hệ thống hỗ trợ việc làm.

Bởi thực tế hiện có nhiều DN FDI đang hoạt động tại Việt Nam có nhu cầu lớn đối với nguồn lao động này, nhưng lại thiếu “mối” kết nối DN với NLĐ. Khắc phục sự lãng phí này, các chuyên gia cho rằng, ngay khi có kế hoạch đưa người đi làm việc ở nước ngoài thì ngành chức năng, DN xuất khẩu và các địa phương cần phối hợp thiết lập hệ thống dữ liệu quản lý thông tin về trình độ, nghề nghiệp, thị trường lao động; xây dựng phương án cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cho các DN khi NLĐ hết hạn hợp đồng về nước.

Cùng với đó, Trung tâm Dịch vụ việc làm cần tiếp tục đổi mới hoạt động các phiên giao dịch nhằm kết nối cung - cầu lao động với DN tích cực, hiệu quả hơn...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.