Lan tỏa văn hóa học đường từ thầy đến trò

GD&TĐ - Bài học kinh nghiệm ở Trường THPT C Hải Hậu, tỉnh Nam Định cho thấy, trong quá trình dạy học văn hóa ở nhà trường, luôn phải gắn với nhiệm vụ giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.

Cô giáo Nguyễn Diệu Hiền - GV lịch sử một trong những GV đẩy mạnh giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh qua từng giờ lên lớp
Cô giáo Nguyễn Diệu Hiền - GV lịch sử một trong những GV đẩy mạnh giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh qua từng giờ lên lớp

Nói như thầy giáo Nguyễn Văn Chiểu, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Chúng tôi thông qua “dạy chữ" để “dạy người", tạo một môi trường văn hóa trong trường học.

Chủ động giáo dục nhân cách

Quan điểm dạy học gắn với giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh, trang bị cho các em sự hiểu biết xã hội, vừa phù hợp với các chuẩn mực xã hội, đồng thời phải phù hợp với những quy định của nhà trường phổ thông trong giai đoạn hiện nay.

Ở Trường THPT Hải Hậu C, mọi hoạt động dạy học đều được gắn với giáo dục đạo đức cho học sinh. Quy trình giáo dục đạo đức phù hợp với quy luật nhận thức để giúp cho học sinh ý thức và điều chỉnh hành vi của mình, điều chỉnh các mối quan hệ… tất cả các yếu tố đó sẽ góp phần hình thành nhân cách tốt cho học sinh.

Thầy Chiểu chia sẻ: Đối với học sinh phổ thông đang ở độ tuổi mà tâm sinh lý lứa tuổi phát triển mạnh, các em có nhiều nhu cầu hiểu biết, tìm tòi, thích giao lưu tìm hiểu, thích khẳng định mình là người lớn.

Chính vì thế, các thầy cô giáo nhà trường đã song song với việc dạy kiến thức, cũng giúp các em có hiểu biết xã hội, mối quan hệ gia đình. Đặc biệt là hiểu biết về pháp luật và có sự hiểu biết, trách nhiệm với hành vi của mình. Đơn giản như tôn trọng bạn bè, thầy cô, có ứng xử văn hóa ngoài xã hội, biết tránh không vi phạm nội quy nhà trường.

Màn trình diễn thời trang bảo vệ môi trường của các em học sinh trong ngày hội tư vấn hướng nghiệp

Màn trình diễn thời trang bảo vệ môi trường của các em học sinh trong ngày hội tư vấn hướng nghiệp

Trước xu thế toàn cầu hoá diễn ra trên mọi mặt của đời sống xã hội có ảnh hưởng không nhỏ đến học sinh. Chúng tôi luôn coi, giáo dục đạo đức, lối sống là một trong những biệp pháp quan trọng để xây dựng nhân cách cho thế hệ trẻ, tránh cho các em vướng vào tệ nạn xã hội và và cũng là khẳng định uy tín của nhà trường đối với xã hội. Để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh, đặc biệt là trong giai đoạn thực hiện dạy học tiếp cận năng lực theo chương trình đổi mới giáo dục toàn diện .

Bài học kinh nghiệm được được chúng tôi thực hiện và cũng là những giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Đó là nhà trường chú trọng công tác tuyên truyền cho các em thông qua các website, cổng thông tin điện tử của Sở; thông qua các hội nghị, hội thi, buổi sinh hoạt tập thể; tuyên dương, khen thưởng các gương điển hình... Đặc biệt là việc gắn với việc thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục cho HS theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học, phát huy tính tích cực, chủ động của các em.

Lan tỏa từ thầy đến trò

Thầy giáo Trần Văn Thọ, Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết: Chúng tôi tích cực triển khai cho học sinh tham gia các cuộc thi viết Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường mến yêu 2021. Tham gia tích cực Cuộc thi “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Phát động học sinh tham gia cuộc thi tìm hiểu trực tuyến Luật Thanh niên…

Trong năm học 2021-2022 tổ chức 4 chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Một số chương trình giáo dục kỹ năng sống theo kế hoạch phải tạm dừng, hủy bỏ do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và tiếp tục được tổ chức trong đợt hè.

Học sinh tham gia cuộc thi Hội khỏe Phù Đổng cấp huyện

Học sinh tham gia cuộc thi Hội khỏe Phù Đổng cấp huyện

Thực tế cho thấy, việc tiếp tục đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với Cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Cũng như tiếp tục đẩy mạnh các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành là cách làm hiệu quả.

Các cuộc thi trên đã và đang là một trong những giải pháp quan trọng góp phần xây dựng rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực mọi mặt của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. Qua đó tạo chuyển biến tích cực trong các lĩnh vực công tác của nhà trường góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Việc làm này đã thay đổi từ suy nghĩ đến hành động của cả thầy cô giáo và học sinh. Với các thầy cô giáo, các nội dung học tập và làm theo Bác đã trở thành những đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn ngành, là việc làm thường xuyên hàng ngày của mỗi cá nhân, góp phần thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ được giao.

Với các em học sinh, các lớp học đều đã xây dựng kế hoạch, quy chế thực hiện, lựa chọn những nội dung trọng tâm, yêu cầu từng cá nhân đăng ký các nội dung cụ thể về học và làm theo gương của Bác, lấy việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá, xếp loại thi đua hàng năm.

Em Phạm Thị Ngọc Ánh - lớp 12C9, đạt giải Nhất do Tỉnh Đoàn Nam Định tổ chức cuộc thi Kể chuyện những tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho biết: "Cùng với việc được các thầy cô dạy các môn văn hóa luôn lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức lối sống cho chúng em. Các thầy cô thường xuyên tư vấn về cách ứng xử trong cuộc sống với bạn bè, thầy cô gia đình và ngoài xã hội sao cho mọi người thấy mình là học sinh có văn hóa.

Đặc biệt việc các thầy cô động viên chúng em tham gia cuộc thi “Kể chuyện những tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” quá trình tham dự thi, chúng em sưu tập các bài viết về Bác và cũng học được nhiều điều ở Bác thật giản dị mà cao đẹp".

Ở Trường THPT C Hải Hậu, chúng tôi luôn xác định giáo dục đạo đức, lối sống có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, cùng với việc triển khai Phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt”; “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” cùng với Cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; “Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm”.

Thông qua hoạt động chuyên môn, các cuộc hội giảng cho giáo viên các môn Văn, Toán, Hóa, Địa, Lý không chỉ xếp loại Giỏi mà còn được đánh giá cao về việc giúp nâng cao nhận thức đối với cả giáo viên và học sinh về văn hóa học đường. Từ đó đã góp phần tạo phong trào dạy học tốt, ứng xử văn hóa trong học đường rộng khắp ở trường. – Thầy hiệu trưởng Nguyễn Văn Chiểu.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ