Lan tỏa giá trị của nghệ thuật Chèo tới học sinh

GD&TĐ - Học sinh Nam Định đã và đang được tiếp nhận những giá trị của nghệ thuật Chèo truyền thống qua nhiều hoạt động đa dạng ngay tại trường học.

Các em học sinh tại Trường THPT Nguyễn Huệ - TP Nam Định được trải nghiệm những giá trị văn hóa từ nghệ thuật Chèo ngay tại sân trường.
Các em học sinh tại Trường THPT Nguyễn Huệ - TP Nam Định được trải nghiệm những giá trị văn hóa từ nghệ thuật Chèo ngay tại sân trường.

Nam Định tự hào là một vùng quê văn hiến, cái nôi của nghệ thuật Chèo. Trong thời đại công nghệ 4.0, các hình thức nghệ thuật truyền thống nói chung, Chèo nói riêng ít được giới trẻ quan tâm.

Để giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử và bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, nội dung giáo dục địa phương tại Nam Định đã được triển khai trong các nhà trường. Trong đó, chủ đề đầu tiên trong chương trình lớp 10 giới thiệu về Chèo Nam Định đã thể hiện vai trò của môn nghệ thuật truyền thống này tại quê hương Nam Định.

Đặc biệt, chủ đề học tập có sự tham gia của các nghệ sĩ Chèo. Với chất giọng ngọt ngào, tha thiết và tình cảm, các nghệ sĩ đã mang tới những làn điệu Chèo từ truyền thống đến hiện đại. Các nghệ sĩ giới thiệu về những đóng góp riêng của Chèo Nam Định. Chiếng chèo là những phường chèo hoạt động trong một vùng văn hoá, địa lí nhất định.

Phong trào hát chèo xưa phân vùng chèo châu thổ sông Hồng thành bốn chiếng chèo Đông, Đoài, Nam, Bắc với kinh đô Thăng Long - Hà Nội ở vị trí trung tâm. Là một tỉnh thuộc chiếng chèo Nam, chèo Nam Định mang âm hưởng của hát văn, hát xẩm, trong đó, sự giao thoa với hát văn được coi là đặc sản riêng của chèo Nam Định.

Lãnh đạo Trường THPT Nguyễn Huệ và các nghệ sĩ Chèo tại buổi ngoại khóa.

Lãnh đạo Trường THPT Nguyễn Huệ và các nghệ sĩ Chèo tại buổi ngoại khóa.

Cô Nguyễn Thị Thu Thủy - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Huệ (TP Nam Định) cho biết, nhà trường vừa tổ chức thành công chương trình ngoại khóa mang chủ đề “Chèo Nam Định từ truyền thống đến hiện đại”. Không gian nghệ thuật Chèo mà các nghệ sĩ mang tới khiến học sinh chăm chú lắng nghe, như thấm từng lời ca điệu hát và càng thêm yêu thích loại hình nghệ thuật truyền thống của quê hương.

Nội dung môn học Giáo dục địa phương tỉnh Nam Định đã mang đến những tri thức hiểu biết về mảnh đất, con người, nét đẹp văn hóa từ truyền thống đến hiện đại của người Nam Định. Nam Định được mệnh danh là “đất học, đất thơ ca”, một vùng quê ngàn năm văn hiến với nhiều giá trị văn hóa đã làm nên nét độc đáo riêng có, góp phần vào sự đa dạng, phong phú và giàu truyền thống của văn hóa Việt.

Trong chủ đề “Chèo Nam Định từ truyền thống đến hiện đại”, thầy và trò nhà trường không chỉ được tìm hiểu về nghệ thuật chèo, được nghe hát chèo mà còn được tham gia vào các thử thách tìm hiểu về nghệ thuật Chèo Nam Định, trải nghiệm hát chèo…

Học tập gắn với trải nghiệm thực tế mà trường THPT Nguyễn Huệ đã tiến hành trong chủ đề “Chèo Nam Định từ truyền thống đến hiện đại” là một cách tiếp cận rất sáng tạo, nhằm thích ứng với việc đổi mới phương pháp dạy và học trong Chương trình GDPT mới. Nội dung giáo dục địa phương Nam Định đã và đang đưa nghệ thuật Chèo tới gần thế hệ trẻ hơn, góp phần tôn vinh di sản văn hóa truyền thống, từng bước phổ biến tri thức văn hóa, lịch sử, địa lí, kinh tế xã hội của quê hương Nam Định cho thế hệ trẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.