Lần thứ 6 động đất liên tiếp xảy ra tại A Lưới

GD&TĐ - Theo thông tin của Viện Vật lý địa cầu, vào lúc 23 giờ 8 phút 7 giây ngày 25/12, một trận động đất 3,2 độ Richter xảy ra tại vị trí có tọa độ 16,164 độ vĩ Bắc, 107,457 độ kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 11 km. Động đất xảy ra tại khu vực huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế

Vị trí tâm chấn trận động đất vào tối 25/12- ảnh Viện Vật lý địa cầu
Vị trí tâm chấn trận động đất vào tối 25/12- ảnh Viện Vật lý địa cầu

Theo một số người dân, trận động đất này gây ra rung chấn nhỏ ở các khu vực lân cận A Lưới và cả TP Huế, cách vị trí tâm chấn tiêu hơn 70 km. Đây là trận động đất thứ 6 xảy ra trong tháng 12/2015 tại khu vực này.

Trước đó, vào tối 22 /12, tại vị trí có tọa độ 16,106 độ vĩ Bắc, 107,298 độ kinh Đông, ở khu vực huyện A Lưới cũng xảy ra trận động đất mạnh 3,4 độ Richter, độ sâu chấn tiêu khoảng 10 km. Trận động đất này tạo ra độ rung chấn kéo dài tới TP Huế.

Sau những trận động đất liên tiếp, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã yêu cầu Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, các cơ quan liên quan  nghiên cứu, đánh giá về tình hình động đất tại khu vực A Lưới.

Ông Phan Thanh Hùng, Chánh văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên – Huế, cho biết sau khi có chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, tỉnh Thừa Thiên – Huế đã có công văn gửi các nhà máy thủy điện A Lưới, Bình Điền, Hương Điền, hồ chứa Tả Trạch phối hợp Viện Vật lý địa cầu, Sở Xây dựng tỉnh Thừa Thiên – Huế và các ban ngành liên quan để nghiên cứu, lắp đặt máy quan trắc động đất tại các hồ chứa.

Theo thống kê, từ khi hồ thủy điện A Lưới, huyện A Lưới tích nước phát điện, từ cuối năm 2014 đến nay tại khu vực này đã có trên 16 trận động đất với cường độ cao nhất là 4,7 độ Richter xảy ra ngày 15/5 năm 2014.

Viện Vật lý địa cầu cũng đã cử đoàn vào huyện A Lưới nghiên cứu, đánh giá và đưa ra khuyến nghị đối với chính quyền địa phương nên di dân ra khỏi các vùng tâm chấn.

Qua nghiên cứu bước đầu, các trận động đất ở A Lưới có đặc điểm là tâm chấn tâm nằm rất gần nhau. Nguyên nhân có thể do khu vực này nằm trên đường đứt gãy kiến tạo của vỏ trái Đất đang hoạt động hoặc do động đất kích thích từ tích nước hồ thủy điện A Lưới.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết: Hiện tượng động đất liên tiếp diễn ra trong thời gian qua đang khiến người dân rất bất an. "Trong thời gian vừa qua thì bà con hết sức lo lắng, hoang mang. Vì từ trước đến nay ở A Lưới chưa bao giờ có động đất. Dù chưa có lời giải thích cụ thể liên quan đến động đất, nhưng chính quyền huyện đã tuyên truyền, vận động bà con yên tâm sản xuất, công tác và sinh sống. Chúng tôi xem đây là 1 hiện tượng vật lý hết sức bình thường. Tuy nhiên để đưa ra một lời giải thích khoa học, để bà con yên tâm hơn, đề nghị cơ quan chức năng có giải thích rõ ràng đối với huyện để bà con yên tâm, tin tưởng hơn".

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.