Theo các nhà phân tích, vị thế của Tổng thống Emmanuel Macron đã ngả nghiêng và nếu tình hình bạo loạn còn kéo dài, tham vọng chính trị của ông Macron sẽ chấm dứt.
Nước Pháp những ngày nổi giận
Các “cuộc biểu tình cuối tuần” ở Paris, Toulouse và các thành phố khác kéo theo các cuộc đụng độ có quy mô lớn của người biểu tình với cảnh sát, bạo loạn và xe cộ… đã đẩy nước Pháp vào vòng hỗn loạn. Để lập lại trật tự, cảnh sát đã sử dụng hơi cay. Vào thứ Bảy, hơn 260 người đã bị giam giữ tại Paris. Theo Bộ Nội vụ Pháp, 110 người bị thương, khoảng 20 người trong số họ là cảnh sát. Trong lúc đưa tin về các cuộc biểu tình, 12 nhà báo đã bị thương.
Theo dự đoán, trong tuần này, các cuộc biểu tình ở Pháp vẫn tiếp tục diễn ra. Trong trường hợp căng thẳng, đại diện chính thức của Chính phủ Pháp tuyên bố có thể áp dụng tình trạng khẩn cấp.
Suốt tuần qua, “Áo gile vàng” được thắp sáng trên mọi ngả đường nước Pháp. Nó bắt đầu với những cuộc bạo loạn chưa từng có ở Paris vào ngày 1 - 2/12. Những người biểu tình đốt xe, đập cửa sổ, ném đá và cocktail vào cảnh sát. Tất cả các địa điểm du lịch đã bị dẹp bỏ. Hàng loạt các khẩu hiệu, biểu ngữ được giương cao và nổi bật nhất trong số đó là “Macron - Từ chức!”.
Phong trào “Áo gile vàng” đã lan khắp cả nước. “Áo gile vàng” phong tỏa các tòa thị chính thành phố, quận và các cơ quan thuế. Họ đập phá các trạm xăng, cửa hàng và trạm kiểm soát vé trên đường cao tốc. Họ đốt lốp xe, chặn đường, đập vỡ camera an ninh…
Trong thị trấn nhỏ Le Puy-en-Velay, trụ sở quận địa phương đã bị thiêu rụi. Một người phụ nữ 80 tuổi đã chết ở Marseille khi đang cố gắng đóng cửa căn hộ của mình, nhưng đã bị cảnh sát ném lựu đạn khí vào mặt. Tổng cộng có hàng trăm nạn nhân, hơn 400 bị bắt giữ và theo tin đồn, 4 người chết.
Đến nay, “áo gile vàng” đã đưa ra một gói gồm 42 yêu cầu trình chính quyền. Trong số đó, tăng mức lương tối thiểu lên 1.300 euro, lương hưu lên 1.200 euro, giảm tuổi nghỉ hưu xuống 55 - 60 tuổi, hạn chế di cư và trục xuất những người tị nạn chưa được cấp phép, chỉ định tất cả các đại biểu mức lương không vượt quá mức lương trung bình hàng tháng ở Pháp, tăng thuế với người giàu, cũng như cấm trả lương vượt quá 15.000 euro.
Điều đáng nói rằng, mỗi yêu cầu này đều trái với chính sách của Macron. Cho rằng, tổng thống sẽ không gặp họ, những người mặc “áo gile vàng” đã lên kế hoạch cho thứ Bảy tuần qua. Hàng triệu người tham gia các cuộc biểu tình với mục đích phong tỏa toàn bộ nước Pháp.
Không ít sinh viên đã tham gia vào đội quân “áo gile vàng”, họ yêu cầu thay đổi các quy tắc tuyển sinh vào các trường đại học và bãi bỏ học phí cao hơn cho sinh viên nước ngoài. Cùng với “áo gile vàng”, các công nhân đường sắt sẽ nổi dậy nếu họ không đạt được sự nới lỏng cải cách luật lao động vào mùa xuân. Các bác sĩ và y tá phản đối việc đóng cửa các bệnh viện tỉnh và giảm kinh phí cho chăm sóc sức khỏe. Nói chung, cả nước đứng lên biểu tình.
Chẳng mấy chốc, cuộc biểu tình đã lan sang châu Âu. Những người biểu tình ở Bỉ, Hà Lan, Tây Ban Nha và Đức đã khoác lên mình những chiếc áo vàng để xuống đường.
Khải Hoàn Môn rực cháy |
Tương lai nào cho Emmanuel Macron?
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phải khẩn trương trở về Paris từ Argentina, nơi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh G-20. Tổng thống Pháp đã đánh mất vẻ bình tĩnh vốn có của ông. Ông đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp với chính phủ và yêu cầu Thủ tướng Edouard Philip hoãn việc áp thuế đối với xăng dầu trong 6 tháng.
Nhưng tất cả đã muộn. Khẩu hiệu “Macron phải từ chức!” đã chăng khắp mọi ngả đường. Mọi người đều nhớ đến Tổng thống, đến sự kiêu ngạo khi ông kêu gọi công nhân đừng lười biếng và chế giễu những người về hưu.
Hai ngày trước, ông Macron đích thân đến Le Puy-en-Velay, nơi người biểu tình đốt cháy tòa thị chính. Emmanuel Macron cố gắng phân trần trước những người biểu tình, nhưng họ không cho ông nói dù chỉ một lời. Đám lính canh vội vàng đưa tổng thống vào xe, nhưng người dân vẫn đuổi theo đoàn xe trong một thời gian dài và hét lên những lời không hay, những lời thô lỗ.
Tại sao lại như vậy?
Các nhà báo nước ngoài có dịp trao đổi với người biểu tình. Trong số họ có một trợ giảng - bà mẹ có bốn đứa con nhưng chỉ nhận được 800 euro mỗi tháng, một nữ nhân viên bán hàng ở sân bay Toulouse đang sống cùng con gái với mức lương tối thiểu, một cựu tài xế buộc phải về hưu và sống trong một chiếc xe kéo.
Trước đây, ở Pháp có người nghèo, có người giàu, có những người ở giữa, nhưng bây giờ chỉ có người nghèo và người giàu, ở giữa không có ai. Chúng tôi đã đạt đến điểm không thể quay lại - Một người xây dựng từ Toulouse nói với tờ Guardian. Hàng triệu người Pháp xích lại bên nhau trên nền tảng tư tưởng tưởng như đơn giản này.
Theo các nhà phân tích, hoạt động đường phố ở Pháp là quá bình thường. Sự kiện hôm thứ Bảy (8/12) chỉ căng hơn một chút mà thôi. Điều làm giới phân tích đặc biệt quan tâm rằng, việc giá xăng tăng chỉ là giọt nước tràn li. Nước Pháp với bao mâu thuẫn ẩn chứa trong lòng xã hội, nhất là từ khi Emmanuel Macron lên làm Tổng thống. Đã thế, có vẻ như vị Tổng thống trẻ tuổi này không mấy mặn mà với ngôi vị Tổng thống Pháp mà muốn làm Tổng thống của cả châu Âu.
Emmanuel Macron từng định vị mình là một nhà lãnh đạo trẻ, có sức lôi cuốn, người sẽ tiếp quản vị trí lãnh đạo EU sau sự ra đi của Thủ tướng Merkel. Tuy nhiên, bây giờ đối với ông, những tham vọng như vậy đã được định đoạt - ông ta sẽ phải tìm nó ở nước Pháp. Có vẻ như người được bảo hộ của gia tộc Rothschild sẽ không thành công trong việc giành quyền kiểm soát Liên minh châu Âu.
Kể cả không có các cuộc biểu tình, uy tín chính trị của Tổng thống Emmanuel Macron cũng đã giảm nhiều lần so với khi đắc cử. Giờ đây, nó dao động ở đâu đó khoảng 23 - 28% và rõ ràng đang tiệm cận đến mức thấp kỷ lục của cựu Tổng thống Hollande.
Một tương lai mờ mịt đang chờ đón Emmanuel Macron.