Lần đầu tiên tuyển sinh, đào tạo kỹ sư An toàn, vệ sinh lao động

GD&TĐ - Trường Đại học Mỏ Địa chất mở ngành đào tạo kỹ sư An toàn, vệ sinh lao động và tuyển sinh từ năm 2022. Đây là trường đầu tiên trên cả nước đào tạo ngành này.

Lần đầu tiên tuyển sinh, đào tạo kỹ sư An toàn, vệ sinh lao động

Với chỉ tiêu xét tuyển 50 sinh viên, ngành Kỹ sư An toàn, vệ sinh lao động tuyển sinh các khối A00, A01, D01 và B00. Các hình thức xét tuyển gồm: xét tuyển theo kết quả học tập ở Trung học phổ thông; xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông; xét tuyển chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (IELT 4,5 trở lên); xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá tư duy của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Thời gian đào tạo là 4,5 năm

Ông Bùi Xuân Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Mỏ Địa chất cho biết, Kỹ sư An toàn, vệ sinh lao động là một ngành học mới lần đầu tiên ở Việt Nam. Theo đó, các kỹ sư ngành này được đào tạo có kiến thức chuyên sâu về môi trường lao động, môi trường doanh nghiệp, an toàn lao động, tâm sinh lý của người lao động, tổ chức khoa học lao động.

Kỹ sư ngành An toàn, vệ sinh lao động có kỹ năng điều tra, khảo sát, phân tích, đánh giá và quản lý môi trường lao động; đề xuất các giải pháp công nghệ và tổ chức để xử lý nóng, bụi, ồn, rung… trong quá trình sản xuất; loại trừ các yếu tố nguy hiểm gây tai nạn lao động, sự cố trong sản xuất và các yếu tố độc hại gây bệnh nghề nghiệp...

Cũng theo ông Bùi Xuân Nam, Việt Nam là nước gia nhập vào WTO nên buộc phải có cán bộ chuyên trách về An toàn, vệ sinh lao động. Theo quy định của Luật về An toàn, vệ sinh lao động, bắt buộc các doanh nghiệp có nguy cơ cao về an toàn, vệ sinh lao động sử dụng từ dưới 50 lao động phải có tối thiểu 1 người làm bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động; sử dụng từ 50-300 lao động phải có tối thiểu 1cán bộ làm chuyên trách an toàn, vệ sinh lao động.

Tính đến năm 2020, Việt Nam có 810 000 doanh nghiệp và đặt mục tiêu đến 2025 sẽ có khoảng 1,3-1,5 triệu doanh nghiệp. Qua đó cho thấy nhu cầu đào tạo kỹ sư An toàn, vệ sinh lao động là rất lớn và rất cần thiết.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hiện nay, tình hình an ninh mạng tại Việt Nam đang trở nên phức tạp hơn thể hiện qua số lượng đáng báo động là 13.900 vụ tấn công mạng được ghi nhận vào năm 2023.

'Giải mã' mục tiêu của mã độc Ransomware

GD&TĐ - Ransomware là một loại virus được mã hóa có nguy cơ gây tổn thương hệ thống mạng toàn cầu; cứ 11 giây, một tổ chức là mục tiêu của mã độc Ransomware.