Lần đầu tiên trong vòng 1 năm qua không có bệnh nhân Covid-19 nặng thở máy

GD&TĐ - Bộ Y tế cho biết hiện cả nước chỉ còn 23 bệnh nhân Covid-19 nặng, lần đầu tiên không còn F0 nặng thở máy.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Bộ Y tế cho biết, ngày 9/7, ca mắc mới Covid-19 giảm xuống còn 684 ca; ít hơn 116 ca so với ngày trước đó Trong ngày số khỏi bệnh gấp gần 10 lần số mắc mới; tỉnh Quảng Ninh bổ sung 722 F0.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.754.348 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.521 ca nhiễm).

Đến nay tổng số người mắc Covid-19 đã khỏi ở nước ta là: 9.756.387 ca, trong số các bệh nhân đang điều trị, giám sát hiện chỉ còn 23 trường hợp đang thở ô xy gồm: Thở ô xy qua mặt nạ: 21 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 2 ca.

Như vậy số bệnh nhân nặng ở nước ta giảm 8 trường hợp so với ngày 8/7 và cũng là lần đầu tiên sau khoảng 1 năm qua không còn bệnh nhân nặng phải thở máy.

Tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên thế giới, nhất là sự xuất hiện của các biến chủng mới của Covid-19; chủ động có giải pháp ứng phó với các dịch bệnh mới phát sinh, ngăn chặn, kiểm soát ngay tại cửa khẩu, không để xâm nhập vào nước ta; Đẩy nhanh triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2022-2023.

Đẩy mạnh tiêm vaccine Covid-19 mũi 3 cho người từ 12 tuổi trở lên, ưu tiên tiêm mũi 4 cho các đối tượng có nguy cơ theo hướng dẫn của Bộ Y tế và tiêm liều cơ bản cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đảm bảo thần tốc, quyết liệt, an toàn, hiệu quả, khoa học.

Tiếp tục tăng cường công tác truyền thông, vận động người dân tham gia tiêm chủng mũi 3, mũi 4 kịp thời và đầy đủ để duy trì miễn dịch cộng đồng.

Nâng cao năng lực điều trị tại tất cả các tuyến; bảo đảm người mắc Covid-19 được quản lý, theo dõi, chăm sóc y tế phù hợp, người dân có thể tiếp cận các dịch vụ y tế nhanh nhất, sớm nhất, ngay tại cơ sở.

Tăng cường giám sát, có các biện pháp đồng bộ giảm thiểu ảnh hưởng sau điều trị Covid-19.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giải thoát cho rùa biển

GD&TĐ - Chấm dứt hành vi xả chất thải nhựa xuống biển mới là cách giải thoát căn cơ cho các loài thủy sinh trong lòng đại dương, trong đó có loài rùa.